(Baohatinh.vn) - Hào hứng với “Tuần lễ Áo dài” do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động trên toàn quốc từ ngày 1/3 - 8/3/2022, phụ nữ Hà Tĩnh thêm rạng rỡ và tự hào khoác lên mình trang phục truyền thống.
Hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài", từ 1/3 tại nhiều cơ quan, công sở trên địa bàn Hà Tĩnh, chị em phụ nữ đồng loạt mặc áo dài đi làm. Trong ảnh: Chị em phụ nữ đơn vị Bảo hiểm Xã hội tỉnh hưởng ứng "Tuần lễ áo dài" 2022.
Chị Lê Thị Hải Yến - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Hà Tĩnh cho biết: "Sau khi Hội LHPN tỉnh phát động hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài", chị em trong các cơ quan, doanh nghiệp đều rất phấn khởi. Ngoại trừ một số đơn vị có công việc đặc thù không thể mặc áo dài khi lao động, hầu hết chị em đều hào hứng tham gia". Trong ảnh: Cán bộ, nhân viên Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thuộc BHXH tỉnh đón tiếp khách hàng trong trang phục áo dài.
"Tuần lễ Áo dài” năm 2022 do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động trên toàn quốc từ ngày 1/3 - 8/3/2022 nhằm hướng tới kỷ niệm 1982 năm ngày Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII. Trong ảnh: Phụ nữ Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Tĩnh khoe nét duyên dáng trong tà áo dài.
Không chỉ mặc trang phục truyền thống đến công sở, nữ công Sở TT&TT còn thực hiện bộ ảnh áo dài để truyền đi các thông điệp ý nghĩa về phòng, chống dịch COVID-19...
Chị em cũng không quên tranh thủ lúc vắng người, gỡ khẩu trang để “khoe” vẻ đẹp dịu dàng.
Những ngày này, chị em phụ nữ khắp các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh cũng háo hức với "Tuần lễ Áo dài". Trong ảnh: Chị em phụ nữ huyện Nghi Xuân hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài" bằng thực hiện bộ ảnh quảng bá điểm đến Khu di tích Nguyễn Du.
Trong khung cảnh xưa cổ của Khu lưu niệm Nguyễn Du, những tà áo dài đầy sắc màu như càng rực rỡ hơn.
Gửi một lời mời về thăm quê hương Nghi Xuân trong dáng vẻ dịu dàng, phụ nữ tên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du mong muốn sẽ được đón thật nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến khám phá văn hóa truyền thống miền đất hát.
Khoe sắc cùng hoa xuân, phụ nữ huyện Can Lộc cũng rực rỡ trong các màu sắc của tà áo dài truyền thống.
Dịp này, phụ nữ huyện Can Lộc thực hiện bộ ảnh áo dài tại Khu du lịch chùa Hương Tích...
... qua đó nhằm quảng bá hình ảnh cho vùng đất được mệnh danh là “Danh lam đệ nhất Hoan Châu”.
Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài”, Hội LHPN Hà Tĩnh khuyến khích, phát động các nữ cán bộ công chức, viên chức mặc áo dài tại công sở; tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, các hoạt động trình diễn, thi ảnh đẹp áo dài... phù hợp, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 tại địa phương, cơ quan, đơn vị nơi công tác. Trong ảnh: Phụ nữ thị trấn Tây Sơn (Hương Sơn) hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” bằng cách mặc áo dài đến công sở.
Hội LHPN tỉnh cũng hướng đến việc đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động của “Tuần lễ Áo dài” trên các phương tiện thông tin đại chúng và kênh truyền thông mạng xã hội. Trong ảnh: Phụ nữ huyện Lộc Hà cùng hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” 2022.
Những ngày tháng Bảy, đất nước lại lặng mình trong những ký ức thiêng liêng về những năm tháng khói lửa. Trong dòng chảy lịch sử ấy, lực lượng TNXP Hà Tĩnh để lại nhiều dấu ấn hào hùng, góp phần viết nên bản hùng ca bất tử bằng sức trẻ và lòng yêu nước cháy bỏng.
Sau gần 1 năm, gần chục ha đất đầm lầy, cỏ lác bên bờ sông Đông (phường Thành Sen, Hà Tĩnh) đã được cải tạo thành các đảo nhân tạo, làm nơi trú ngụ cho các loài chim.
Mỗi độ tháng Bảy, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) lại rộn ràng với muôn vàn bước chân của du khách mọi miền, mang theo lòng tri ân thiêng liêng, thành kính.
Tuổi thọ bình quân năm 2024 của người dân Hà Tĩnh thấp hơn mức bình quân chung của cả trước. Trung bình phụ nữ Hà Tĩnh sống lâu hơn nam giới khoảng hơn 5 năm.
Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Dành hơn 20 năm để nghiên cứu về lịch sử làng quê ở Hà Tĩnh theo những tư liệu cũ bằng chữ Hán và chữ Nôm, ông Nguyễn Thế Phiệt (xã Mai Hoa, Hà Tĩnh) mong muốn khôi phục lại văn hóa, tín ngưỡng xa xưa của người Việt.
Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi
Chỉ mới 10 tuổi, Đặng Minh Thư (lớp 4H, Trường Tiểu học Hưng Trí, Hà Tĩnh) đã khiến cộng đồng không khỏi kinh ngạc khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập là học sinh nhỏ tuổi có khả năng nhớ và đọc chính xác 3.150 chữ số thập phân sau số Pi.
Dù đã nghỉ hưu nhưng bà Trần Thị Kim Soa (xã Sơn Giang, Hà Tĩnh) vẫn tận tâm với công việc thiện nguyện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp sức xây dựng quê hương.
Mỗi độ tháng 7 về, hàng vạn du khách lại tìm về với Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) để dâng nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.
Thương cha mẹ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nuôi mình và 4 chị em ăn học, Bùi Khắc Vũ (phường Nam Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn quyết tâm học tập tốt để đáp đền công ơn các bậc sinh thành và cống hiến cho xã hội.
Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Từ những dặm dài lịch sử, TP Hà Tĩnh hôm nay đang viết tiếp hành trình mới - hành trình về khát vọng xây dựng đô thị phát triển bền vững và chính quyền phục vụ Nhân dân.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Được ví là “khu vườn” của "những cây lau bằng thép", 18 năm qua, CLB Nhà báo nữ Hà Tĩnh là nơi gắn kết để các nhà báo nữ ghi dấu ấn trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của tỉnh.
Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Nhờ chủ trương xây dựng NTM và quyết tâm cao, vợ chồng chị Nguyễn Thị Xuân và anh Lê Hồng Vân (Thạch Châu, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình kinh tế vườn hộ cho thu nhập khá.
Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Cùng với những dự án lớn, nhiều người con Hà Tĩnh xa quê đã trở về đầu tư phát triển các mô hình lưu trú trên địa bàn, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” phát triển.
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Hà Tĩnh có thống di sản văn hóa độc đáo và phong phú. Các giá trị văn hoá đó là chất liệu quý giá để báo chí khai thác, tôn vinh và lan tỏa.