Phụ nữ Hà Tĩnh phát huy vai trò trong tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ

(Baohatinh.vn) - Những năm qua, ngành dân số đã phối hợp hiệu quả với các cấp hội phụ nữ trong toàn tỉnh, triển khai nhiều hoạt động nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) tại Hà Tĩnh.

Phụ nữ Hà Tĩnh phát huy vai trò trong tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ

Chị Nguyễn Thị Hiền (áo trắng) thường xuyên được các cấp hội phụ nữ của thôn, xã tới nhà tuyên truyền về chính sách dân số cũng như chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Thời gian qua, hoạt động phối hợp giữa ngành dân số và các cấp hội phụ nữ trong toàn huyện Hương Sơn đã được triển khai sâu rộng nhằm hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác DS - KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em…

Chị Nguyễn Thị Hiền (SN 1991), trú tại thôn Bình Thủy (xã Kim Hoa, Hương Sơn) chia sẻ: “Khi được các chị trong hội phụ nữ của thôn, xã tuyên truyền, vận động, vợ chồng tôi nắm bắt và hiểu rõ hơn về các biện pháp tránh thai an toàn, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Giờ đây, khi đã có 2 con, chúng tôi đồng thuận không sinh thêm mà chỉ tập trung chăm sóc con cái, phát triển kinh tế gia đình”.

Được biết, thời gian qua, ngành dân số Hương Sơn đã tích cực phối hợp với Hội LHPN huyện tổ chức nhiều hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ về việc chấp hành chính sách dân số.

Phụ nữ Hà Tĩnh phát huy vai trò trong tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ

Các chính sách dân số được lồng ghép vào các buổi sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề của các cấp hội phụ nữ.

Song song với công tác tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt chính sách dân số, các cấp hội phụ nữ và Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Hương Sơn còn phối hợp thực hiện tốt công tác truyền thông, xây dựng các mô hình, CLB để nâng cao chất lượng dân số như mô hình “5 không, 3 sạch”, “Phụ nữ nuôi con khỏe”, CLB “Gia đình hạnh phúc”, “Mẹ và con gái”…”

Phụ nữ Hà Tĩnh phát huy vai trò trong tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ

Cán bộ Hội LHPN huyện Hương Sơn trao đổi hoạt động, công tác dân số với chị Phạm Thị Châu Loan (ở giữa) - cộng tác viên dân số thôn Trung Thủy (xã Kim Hoa, Hương Sơn).

Các hoạt động của các mô hình, CLB đã cung cấp kiến thức, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ trong việc thực hiện tốt công tác DS - KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản... Qua đó, góp phần hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

Phó Trưởng phòng Dân số - Truyền thông (Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn) Trần Cẩm Thạch thông tin: “Nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngành dân số và chi hội phụ nữ các cấp nên công tác dân số của huyện Hương Sơn đã đạt được nhiều thành tích đáng kể như: số trẻ được sinh ra trong năm 2022 là 1.150 trẻ, giảm 159 trẻ so với năm 2021; tỷ suất sinh thô 10,2‰, giảm 1,5‰ so với năm 2021, số trẻ được sinh ra là con thứ 3 trở lên là 382 trẻ, giảm 42 trẻ so với năm 2021…”.

Phụ nữ Hà Tĩnh phát huy vai trò trong tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ

Các buổi nói chuyện chuyên đề “Phụ nữ với công tác dân số” được Chi cục DS - KHHGĐ kết hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức thường xuyên.

Tại huyện Cẩm Xuyên, ngành dân số cũng đã chủ động phối hợp với hội phụ nữ các cấp tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ về chính sách dân số. Việc toàn huyện có 149/209 cộng tác viên dân số kiêm công tác phụ nữ thôn là một lợi thế trong thực hiện các nhiệm vụ về DS-KHHGĐ.

Chủ tịch Hội LHPN xã Cẩm Hưng Hà Thị Phượng cho biết: “Toàn xã có 9 cộng tác viên dân số kiêm chi hội trưởng, chi hội phó hội phụ nữ. Các chị luôn tích cực đi đến từng gia đình để thực hiện việc vận động, tuyên truyền các cặp vợ chồng không sinh con thứ 3, chăm sóc sức khỏe sinh sản...”.

Bằng quá trình vận động, tuyên truyền tích cực, thấu hiểu tâm tư của hội viên, các cộng tác viên dân số đã giúp chị em cởi mở, chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng tránh thai an toàn, thường xuyên tiến hành thăm khám sức khỏe, tham gia khám sàng lọc trước và sau sinh…

Phụ nữ Hà Tĩnh phát huy vai trò trong tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ

Được cộng tác viên dân số đến tận nhà trò chuyện, tuyên truyền chính sách dân số, chị Nguyễn Thị Lan (thôn Hưng Lộc, xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên) đã có thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản.

Chị Nguyễn Thị Lan (SN 2000) trú tại thôn Hưng Lộc (xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên) chia sẻ: “Ban đầu, tôi còn tâm lý e ngại về các đề liên quan đến sức khỏe sinh sản nhưng qua các buổi tuyên truyền, nói chuyện với các chị trong hội phụ nữ, tôi đã mạnh dạn chia sẻ suy nghĩ cùng chị em. Từ những thông tin được tuyên truyền cùng với tiếp nhận kiến thức qua các phương tiện truyền thông, vợ chồng tôi có nhận thức tốt hơn về dân số, về hạnh phúc gia đình nên dẫu sinh con 1 bề, vợ chồng tôi đã quyết định không sinh thêm để nuôi dạy con cho tốt”.

Phụ nữ Hà Tĩnh phát huy vai trò trong tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ

Hà Tĩnh có gần 1.000/1.937 cộng tác viên dân số kiêm chi hội trưởng, chi hội phó phụ nữ.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Tĩnh có gần 1.000/1.937 (chiếm gần 51,6%) cộng tác viên dân số kiêm chi hội trưởng, chi hội phó phụ nữ. Việc các cộng tác viên dân số đảm nhận cùng lúc 2 vai trò đã giúp các hoạt động tuyên truyền, vận động về dân số được lồng ghép vào nội dung sinh hoạt hội phụ nữ. Qua đó, giúp chị em thay đổi nhận thức, cùng xây dựng gia đình tiến bộ, no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, từng bước nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Qua hoạt động phối hợp giữa ngành dân số và phụ nữ, nhiều hoạt động tuyên truyền như nói chuyện chuyên đề, các hội thi tìm hiểu công tác dân số đã được tổ chức thường xuyên. Nhờ vậy, việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia các chính sách dân số khá thuận lợi. Từ đó, giúp chị em thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi, góp phần tạo bước đệm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Trung Kiên
Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ dân số (Chi cục DS - KHHGĐ Hà Tĩnh)

Chủ đề Dân số KHHGĐ

Đọc thêm

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?