Tổng thống Iran: Mỹ cần thay đổi "chính sách sai lầm" tại Trung Đông

Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhấn mạnh Mỹ cần thay đổi chính sách tại Trung Đông và có những động thái để giảm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Tổng thống Iran: Mỹ cần thay đổi “chính sách sai lầm” tại Trung Đông

Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: IRNA/TTXVN

Ông Rouhani đưa ra tuyên bố trên trong cuộc điện đàm với Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani ngày 11/8.

Cơ quan báo chí của Tổng thống Iran dẫn lời ông Rouhani nêu rõ: "Tehran tin rằng việc làm dịu căng thẳng tại khu vực có lợi cho tất cả các bên, và chúng tôi hy vọng Mỹ hiểu rằng con đường mà họ chọn là sai lầm, do đó sẽ không thể có người thắng cuộc. Họ cần phải thay đổi hành vi của mình".

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Iran cáo buộc "một số nước ngoài khu vực" đang tìm cách gây bất ổn tình hình tại Trung Đông. Ông Rouhani cũng khẳng định Tehran sẵn sàng đàm phán với các quốc gia thân thiện nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực.

Trong khi đó, người phát ngôn của Chính phủ Iran, ông Mohammad Baker Noubakht cho biết những cải cách mới trong cơ cấu ngân sách của Iran sẽ hướng tới chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc trực tiếp vào doanh thu từ dầu mỏ, trong bối cảnh nước này đang gặp khó khăn do các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Phát biểu trong phiên họp đầu tiên về dự thảo cơ cấu ngân sách cho tài khóa tiếp theo của Iran, bắt đầu từ ngày 20/3/2020, ông Noubakht cho rằng ngay cả trong điều kiện bình thường, khi không có lệnh trừng phạt, Iran vẫn cần giảm sự phụ thuộc vào nguồn doanh thu từ dầu mỏ. Người phát ngôn này nhấn mạnh lần đầu tiên Iran thực hiện bước quan trọng trong việc cải cách cơ cấu ngân sách của đất nước.

Trước đó, Tổng thống Rouhani cho rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ kém tác dụng nếu Iran giảm bớt phụ thuộc vào dầu mỏ. Theo ông Rouhani, cơ cấu kinh tế được xây dựng vững chắc của Iran sẽ cho phép chính quyền Tehran tăng ngân sách mà không cần đến các khoản thu từ dầu mỏ.

Cùng ngày 11/8, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton đã tới London để tiến hành các cuộc thảo luận với giới chức Anh về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Iran. Theo hãng tin Reuters, trong các cuộc thảo luận, ông Bolton dự kiến kêu gọi Anh có lập trường cứng rắn hơn đối với Iran, đưa chính sách của London đối với Tehran tới gần hơn với chính sách của Washington, theo đó gây sức ép bằng những biện pháp trừng phạt.

Sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 giữa Iran và các cường quốc, đến nay, Anh vẫn ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) duy trì thỏa thuận hạt nhân, song vụ Iran bắt giữ tàu chở dầu Anh tại Eo biển Hormuz mới đây được cho là tạo áp lực khiến London cân nhắc một lập trường cứng rắn hơn.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.