Căng thẳng Mỹ và Iran liệu có leo thang quân sự?

Thông tin Mỹ điều tàu vận tại đổ bộ cỡ lớn và hệ thống phóng tên lửa đất đối không Patriot tới Trung Đông đang làm nóng tình hình khu vực. Liệu Mỹ và Iran có khả năng đối đầu quân sự, và đâu là những tính toán của cả Mỹ và Iran khi cả hai liên tục có những bước đi căng thẳng như hiện nay?

Phản ứng của Iran và khu vực

Khu vực Trung Đông đang rất căng thẳng khi Mỹ đưa hệ thống phòng thủ Patriot, Hàng không Mẫu hạm USS Abraham Lincoln, máy bay oanh tạc B-52 tới vùng Vịnh. Mỹ nói rằng đây là một phản ứng trước mối đe dọa của Iran đối với các lực lượng Mỹ trong vùng.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Iran gọi hành động này là chiến tranh tâm lý và coi đó là một hành động khiêu khích, nhằm lôi kéo đất nước của họ vào một cuộc xung đột quân sự. Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng, đất nước của ông sẽ tiếp tục làm giàu uranium ở mức cao và tuyên bố, đình chỉ bán uranium làm giàu và dư thừa nước nặng, nếu các bên ký kết thỏa thuận này không đáp ứng các cam kết bảo vệ ngành dầu mỏ và ngân hàng ở Iran trong vòng 60 ngày.

Căng thẳng Mỹ và Iran liệu có leo thang quân sự?

Tàu đổ bộ USS Arlington. Ảnh: US Marine .

Trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Rouhani kêu gọi sự thống nhất, đoàn kết giữa các phe phái chính trị, để vượt qua các điều kiện mà ông nói khó khăn hơn trong cuộc chiến năm 1980 với Iraq. Ông cũng cho biết, không thể loại trừ một cuộc đối đầu quân sự. Iran cũng triển khai tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa hành trình trên những chiếc thuyền nhỏ của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran ở vùng Vịnh.

Iran cũng bác bỏ các thông tin tình báo và các cáo buộc của Mỹ rằng, nước này đang có kế hoạch tấn công các căn cứ, cơ sở và đồng minh của Mỹ ở Trung Đông. Iran cho rằng, đó là các thông tin sai lầm tương tự như những gì đã xảy ra ở Iraq năm 2003, đồng thời phủ nhận đã bật đèn xanh cho các đặc vụ và đồng minh trong khu vực để tấn công lực lượng Mỹ.

Dư luận khu vực thực sự lo lắng căng thẳng giữa Mỹ và Iran có khả năng leo thang xung đột quân sự rất cao. Dù cuộc chiến chưa xảy ra, nhưng căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới kinh tế các nước khu vực.

Các quốc gia vùng Vịnh đã sẵn sàng cho mọi khả năng leo thang, bao gồm cả đối đầu quân sự giữa Iran và Mỹ. Dù không muốn chiến tranh bởi không có người chiến thắng trong cuộc chiến, nhưng song song với đó, các quốc gia vùng Vịnh đã chủ động có các kế hoạch phòng thủ, nhất các các nước có cơ sở, lợi ích của Mỹ ở đó.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu nếu Iran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz

Việc Iran rút khỏi một phần Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 tuần trước là nhằm gây sức ép với các đối tác còn lại của thỏa thuận hạt nhân như Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức, để các đối tác phải thương lượng với Mỹ nhằm giảm sức ép về kinh tế đối với Iran. Tuy nhiên, Iran đe dọa nếu các đối tác không bảo vệ được nước này, cũng như không có giải pháp ứng phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ thì nước này sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, tiếp tục làm giàu uranium.

Thực tế 1 năm qua có thể thấy, các đối tác Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức chưa tìm được giải pháp hiệu quả để đảm bảo duy trì thỏa thuận nhạt nhân. Trước sức ép mạnh mẽ của Mỹ, Iran đã đáp trả và đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz. Bởi Eo biển này là một trong những tuyến giao thông quan trọng nhất trên thế giới.

Căng thẳng Mỹ và Iran liệu có leo thang quân sự?

Nếu Iran đóng eo biển Hormuz sẽ chỉ làm tăng sự cô lập trong cộng đồng quốc tế. (Ảnh minh họa: IRNA)

Trong năm 2016, 18,5 triệu thùng xăng dầu đã được vận chuyển qua eo biển Hormuz mỗi ngày, khiến nó trở thành tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới đối với nhiều quốc gia. Nếu Iran đóng eo biển này, nguồn cung dầu toàn cầu hàng ngày sẽ đột ngột giảm khoảng 30%, các nhà sản xuất dầu mỏ Bahrain, Kuwait, Qatar, Saudi Arabia và UEA sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.

Giá dầu sẽ tăng ngay lập tức và dự báo có thể lên tới mức 100 USD/thùng so với mức hơn 70 USD/thùng hiện nay. Động thái này sẽ gây ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiệm trọng và tác động mạnh tới nên kinh tế các nước đang tiêu thụ nhiều dầu mỏ như Trung Quốc, Ấn Độ, EU và cả Mỹ.

Nếu Iran đóng eo biển Hormuz sẽ không chỉ đối đầu với Mỹ mà các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Một số nhà phân tích chiến lược cho rằng, việc đóng cửa đường thủy của Tehran sẽ là bất hợp pháp vì nhiều lý do đáng chú ý nhất là eo biển này là một tuyến đường thủy được quốc tế bảo vệ trong văn bản Điều 38 của Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982.

Các nhà phân tích nhận định, nếu Iran đóng eo biển Hormuz sẽ chỉ làm tăng sự cô lập trong cộng đồng quốc tế, cản trở các cuộc đàm phán và sẽ khiến Iran bị tấn công quân sự. Mỹ và các quốc gia trong vùng Vịnh chắc chắn sẽ hành động quân sự bất kể Liên Hợp quốc có cho phép sử dụng vũ lực hay không.

Một số nhận định cho rằng, đóng cửa eo biển Hormuz chỉ là sự đe dọa của Iran như đã từng làm trước đây. Đây cũng là một phép thử của Iran đối với Mỹ và phương Tây, cũng như đồng minh của Mỹ ở khu vực. Mối quan tâm đầu tiên ở châu Âu là vấn đề người nhập cư và nguồn cung dầu.

Trong khi đó, mối quan tâm của người Mỹ liên quan đến an ninh lợi ích của nước này trong khu vực và an ninh của các hành lang mà dầu được vận chuyển. Nhưng mọi khả năng đều có thể đó chính là lý do Mỹ phải hiện diện quân sự quy mô ở khu vực này.

Nguy cơ đối đầu Mỹ - Iran rất cao

Đây thực sự là một vấn đề lớn và là câu hỏi nóng mà dư luận quốc tế đang quan tâm theo dõi. Nếu nhìn vào những động thái của các bên thì có thể thấy nguy cơ đối đầu Mỹ - Iran rất cao. Việc các bên gây sức ép và đe dọa nhau bằng hành động hiệu hữu, có thể nói là rất căng thăng và việc đối đầu quận sự rất mong manh nếu một trong các bên thiếu kiềm chế.

Mặc dù mục đích của quân tiếp viện của Mỹ ở vùng Vịnh chỉ là răn đe Iran và Mỹ không tìm kiếm một cuộc chiến với Iran, nhưng các quan chức Mỹ tuyên bố rằng, bất kỳ cuộc tấn công nào vào lợi ích của nước này hoặc các đồng minh của họ sẽ được đáp ứng với lực lượng rất lớn.

Căng thẳng Mỹ và Iran liệu có leo thang quân sự?

Tên lửa Patriot Mỹ bắn thử hồi năm 2017. Ảnh: Lockheed Martin.

Các nhà phân tích nhận định, với các tuyên bố của Mỹ và Iran, hai bên không có khả năng tiến hành chiến tranh quân sự, bất chấp những tuyên bố của cả hai bên về khả năng chiến tranh. Mỹ sẽ không tấn công quân sự bởi cuộc bầu cử tổng thống mới ở Mỹ năm 2020 đang cận kề và ông Donal Trump không muốn thất bại hoặc mất điểm trước cử tri.

Hơn nữa, Tổng thống Mỹ đang bị chỉ trích nặng nề nhất về chính sách ngoại giao trong thời kỳ ông Donal Trump, đặc biệt là ở Iran là thiếu một chính sách dài hạn. Chính quyền Mỹ cũng đang bị phản đối nghiêm trọng của Quốc hội việc phát động chiến tranh.

Với Iran, quốc gia đang chịu nhiều khủng hoảng về kinh tế, xã hội nên sẽ không tham gia vào một cuộc đối đầu quân sự và sẽ không đóng eo biển Hormuz để tránh đối đầu với các nước trên thế giới. Nếu xung đột, Iran sẽ đơn phương độc mã bởi họ biết rằng cả EU, Trung Quốc và Nga đều không sẵn sàng hỗ trợ họ trước Washington.

Nếu cần gây sức ép với Mỹ và đồng minh của Mỹ lẫn phương Tây, Iran có phát động chiến tranh ủy thác ở khu vực. Khi đó, Gaza, Lebanon, Syria, Iraq, Yemen sẽ trở thành những điểm nóng ở khu vực và các mục tiêu của Mỹ trong khu vực cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công. Ngoài ra, Iran có thể huy động hàng ngàn người đánh bom tự sát để bảo vệ chủ nghĩa dân tộc.

Theo VOV.VN

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.