Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Sa mạc Danakil là 1 trong những nơi nóng nhất hành tinh với những ngọn núi lửa, hồ nham thạch và suối nước nóng lúc nào cũng bốc hơi nghi ngút.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Khung cảnh này khiến bạn tưởng như đang ở một hành tinh khác nhưng thực ra đây chính là Sa mạc Danakil nằm ở Ethiopia và một phần của Eritrea và Djibouti.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Sa mạc Danakil là 1 trong những nơi nóng nhất và khắc nghiệt nhất trên Trái Đất với những ngọn núi lửa, hồ nham thạch và những suối nước nóng lúc nào cũng bốc hơi nghi ngút.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Mặt trời thiêu cháy mặt đất, nhiệt độ đôi khi có thể lên tới 60 độ C trong khi không khí vô cùng khô ở sa mạc này.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Nằm ở vị trí 125 mét dưới mực nước biển, Danakil cũng là một trong những nơi thấp nhất hành tinh. Ngoài ra, lượng mưa mà khu vực này chỉ khoảng 100 - 200 mm/năm.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Sa mạc Danakil có nhiều màu sắc khác nhau bởi sự kết hợp của bùn, sắt, tảo halophile và quan trọng nhất là muối.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Trong hàng thế kỷ qua, những thương nhân cùng các đoàn lạc đà đã bất chấp điều kiện khắc nghiệt để đến thu mua muối ở vùng đất nóng nhất hành tinh này.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Berahile ở Afar là một trong nhiều thị trấn ở Ethiopia - nơi mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào hoạt động buôn bán muối. Những đoàn lạc đà thường dành một đêm nghỉ lại ở trung tâm thị trấn trước khi tiếp tục hành trình vào ngày hôm sau.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Vùng trũng Danakil là nơi sinh sống của người Afar. Để thích nghi với thời tiết, những cư dân này phải sử dụng ít nước và thức ăn hơn so với các cư dân ở những vùng đất khác.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Những đoàn lạc đà nối đuôi nhau mải miết trên sa mạc trong hành trình tìm muối.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Các công nhân đang khai thác và đóng khuôn từng tảng muối dưới cái nóng thiêu đốt của sa mạc cằn cỗi.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Những tảng muối ở Danakil - nguồn tài nguyên quý giá tại nơi nóng nhất hành tinh.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Người dân trong vùng thường sử dụng phương pháp và công cụ truyền thống như cuốc, dây thừng để khai thác muối.

Chùm ảnh: Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh

Những đoàn lạc đà sẽ mất 2 ngày để vận chuyển muối đến thị trấn Berahile./.

Theo VOV

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.