Cụ bà đại diện Tổ chức Xóa bỏ hạt nhân nhận giải Nobel Hòa bình 2017

Cụ bà Setsuko Thurlow (85 tuổi), người sống sót sau vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản), đã đại diện Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) nhận giải Nobel hòa bình 2017.

Ngày 10/12, trong buổi lễ trao giải Nobel Hòa bình tại Oslo (Na Uy), nhiều nạn nhân sống sót sau vụ Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki (ngày 6/8/1945 và 9/8/1945) đã tham dự. Thế nhưng, đại diện cấp cao các nước có vũ khí hạt nhân đều vắng mặt. Trong dịp này, ICAN kêu gọi Mỹ và Triều Tiên xuống thang trong bối cảnh căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên.

cu ba dai dien to chuc xoa bo hat nhan nhan giai nobel hoa binh 2017

Cô Beatrice Fihn - Giám đốc điều hành của ICAN (áo trắng) cùng bà Setsuko Thurlow (kế bên) nhận giải Nobel Hòa bình 2017

Người đứng lên nhận giải Nobel Hòa bình năm 2017 là cụ bà người Nhật Bản Setsuko Thurlow (85 tuổi), đại sứ thiện chí của ICAN. Hiện sống tại Canada, bà là một trong những nạn nhân sống sót sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima khi bà 13 tuổi. Bà nức nở kể lại: “Tôi vẫn nhớ in ngày định mệnh của nước Nhật. Một tia sáng màu xanh chớp lòe trên bầu trời. Cơ thể của tôi đã bị thổi bay trong không khí. Khi tỉnh dậy, tôi bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của tòa nhà cùng hàng chục người khác. Hiroshima bị phá hủy, biến thành thành phố chết chìm trong im lặng. Không ai hét lên, không ai vùng chạy mà chỉ có tiếng rên rỉ cầu xin nước uống”…

cu ba dai dien to chuc xoa bo hat nhan nhan giai nobel hoa binh 2017

Mối đồng cảm của Giám đốc điều hành ICAN Beatrice Fihn và bà Setsuko Thurlow

Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

cu ba dai dien to chuc xoa bo hat nhan nhan giai nobel hoa binh 2017

Đại sứ thiện chí của ICAN - Bà Setsuko Thurlow kể về những ký ức đau thương khi Hiroshima bị ném bom nguyên tử

Là đại sứ thiện chí của ICAN, đi đến đâu bà Setsuko cũng kể câu chuyện đau thương của mình cho cả học sinh, sinh viên và các nhà ngoại giao hàng đầu các nước nghe với hy vọng nâng cao nhận thức về sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và tính cấp thiết trong việc hạn chế sự gia tăng vũ khí hủy diệt hàng loạt. "Tôi luôn nhắc nhớ về những ký ức đau đớn để những người chưa bao giờ trải qua cảnh tàn phá khốc liệt như vậy có thể hiểu ..., để chúng ta cùng nhau ngăn chặn điều đó lập lại", bà Setsuko nói. Bà kêu gọi các công dân trên khắp thế giới tham gia chống lại sự gia tăng của VKHN.

Ra đời năm 2007 tại Áo, ICAN là một liên minh các tổ chức phi chính phủ đến từ 101 nước. Chiến dịch này là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nước trên thế giới cam kết cấm sử dụng và loại bỏ VKHN. Cho đến nay, đã có 108 nước đã nhất trí tham gia Cam kết Nhân đạo do ICAN xây dựng.

cu ba dai dien to chuc xoa bo hat nhan nhan giai nobel hoa binh 2017

ICAN kêu gọi các nước đồng lòng thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

Bên cạnh đó, ICAN còn đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực mang tính đột phá nhằm đạt được lệnh cấm vũ khí hạt nhân theo luật pháp quốc tế. Ngày 7/7/2017, đã có 122 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua Hiệp ước cấm VKHN. Đây là thỏa thuận quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên liên quan đến việc cấm toàn diện vũ khí hạt nhân. ICAN kêu gọi các nước đồng lòng thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast