Tổ chức Nhà nước Hồi giáo vẫn là mối đe dọa toàn cầu

Năm 2017 chứng kiến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị phá hủy nặng nề, mất gần hết cái gọi là “Vương quốc Hồi giáo” tự xưng ở Iraq và Syria.

to chuc nha nuoc hoi giao van la moi de doa toan cau

Cờ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại al-Qaim tỉnh Anbar, Syria, gần biên giới Syria ngày 3/11. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo tổ chức thánh chiến này đang thích ứng với hoàn cảnh mới và sẽ vẫn là một mối đe dọa đối với thế giới.

Điểm lại các vụ tấn công liên quan tới IS không thể không kể tới vụ tấn công ngay trong những giờ đầu tiên của Năm mới 2017, một đối tượng người Uzbekistan tự nhận là "thành viên của Vương quốc Hồi giáo" đã phóng hỏa một hộp đêm ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ khiến 39 người thiệt mạng.

IS đã trực tiếp vũ trang hoặc lôi kéo các tay súng thánh chiến bằng các chiến dịch tuyên truyền trên mạng, qua đó xúi giục các tay súng này tiến hành hàng chục vụ tấn công đẫm máu, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2017 ở Pakistan, Iraq, Syria, Afghanistan, Ai Cập, Somalia và Anh. Đáng chú ý là vụ đối tượng người Anh gốc Libya Salman Abedi đã sát hại 22 người - trong đó có rất nhiều trẻ em, khi kích nổ một quả bom tự chế ở sân vận động Manchester hôm 22/5.

Các vụ tấn công bằng ôtô dưới hình thức "sói đơn độc" theo tư tưởng cực đoan của IS cũng đã gây ra những thảm kịch đường phố ở Jerusalem, London (Anh), Stockholm (Thụy Điển), New York (Mỹ) và Barcelona (Tây Ban Nha).

Theo hãng tin AFP của Pháp, các vụ tấn công gây thương vong lớn vẫn diễn ra bất chấp thực tế là IS ở Iraq và Syria gần như đã bị đánh bại hoàn toàn sau chiến dịch tấn công phối hợp vào mùa Thu năm 2016. IS đã dựng lên một căn cứ để điều khiển các mạng lưới của chúng ở nước ngoài, tuyển quân, hỗ trợ tài chính và điều phối các hoạt động của các mạng lưới này.

Các chuyên gia khẳng định rằng trên thực tế, việc IS không hiện diện không phải là dấu chấm hết cho các vụ tấn công khủng bố. Lý giải điều này, nhà phân tích về chống khủng bố Yves Trotignon cho rằng năm 2009, nhóm tiền thân của IS ở Iraq đã bị đánh bại về mặt quân sự, nhưng chỉ 2 năm rưỡi sau đó, chúng đã trỗi dậy và gây hỗn loạn ở Syria.

Cũng theo ông Trotignon, chiến dịch tiêu diệt IS ở Iraq và Syria mới đây đã thành công, nhưng như trường hợp mạng lưới al-Qaeda ở Afghanistan, mối đe dọa khủng bố vẫn chưa thể biến mất và nó đang phát triển dưới nhiều hình thức.

Cùng chung nhận định, giáo sư Jean-Pierre Filiu của tổ chức Sciences-Po ở Paris cho rằng "các nhánh của IS - ban đầu ở Ai Cập, sau là ở Libya, Yemen, Afghanistan và Đông Nam Á, vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng. Và chiến dịch truyền bá tư tưởng thánh chiến dù đã giảm bớt cường độ, song vẫn tiếp tục được duy trì trên toàn thế giới."

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu của Mỹ cho rằng mối đe dọa IS "sẽ còn kéo dài trong nhiều thế hệ" khi mà một danh sách dài các hành động tàn bạo, các cuộc tấn công hoặc những âm mưu bất thành trong năm 2017 cho thấy phong trào thánh chiến toàn cầu vẫn có khả năng phục hồi và trỗi dậy mạnh mẽ./.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.