Samsung thống trị nền kinh tế Hàn Quốc như thế nào?

Ảnh hưởng của Samsung ở Hàn Quốc len lỏi đến mọi ngóc ngách đời sống của người dân nước này, từ nhà hộ sinh cho tới nhà tang lễ...

samsung thong tri nen kinh te han quoc nhu the nao

Người thừa kế Samsung, Phó chủ tịch tập đoàn, ông Lee Jae-yong.

Trên thế giới, tập đoàn Samsung nổi tiếng nhờ các sản phẩm điện tử, đặc biệt là điện thoại thông minh (smartphone). Tuy nhiên, tại quê nhà Hàn Quốc, tập đoàn khổng lồ này có vai trò lớn hơn nhiều so với việc chỉ là một thương hiệu công nghệ đơn thuần.

Theo trang CNN Money, ảnh hưởng của Samsung ở Hàn Quốc len lỏi đến mọi ngóc ngách đời sống của người dân nước này, từ nhà hộ sinh cho tới nhà tang lễ.

Một người Hàn Quốc có thể chào đời trong một trung tâm y tế do Samsung sở hữu, khi lớn lên học đọc học viết với máy tính bảng của Samsung, rồi vào Đại học Sungkyunkwan thuộc Samsung.

Câu chuyện không dừng ở đó. Nhiều người Hàn Quốc sống trong những khu chung cư do Samsung xây dựng, dùng hàng điện tử và thiết bị gia dụng do Samsung sản xuất. Khi từ giã cõi đời, họ có thể được tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ của Samsung.

Tập đoàn này là một trong những chaebol - tên gọi của các tập đoàn gia đình quy mô lớn đã thống trị nền kinh tế Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, mối quan hệ gần gũi giữa các tập đoàn hùng mạnh này với giới tinh hoa chính trị Hàn Quốc giờ đây đang đối mặt với sự giám sát chưa từng có tiền lệ.

Hôm thứ Sáu tuần trước, người thừa kế của Samsung, ông Lee Jae-yong, đã bị bắt vì cáo buộc hối lộ và các cáo buộc khác liên quan đến vụ bê bối chính trị nghiêm trọng khiến Tổng thống Park Geun-hye bị luận tội. Ông Lee và Samsung đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này.

Vụ bắt ông Lee diễn ra không lâu sau khi Samsung gặp sự cố cháy nổ chiếc điện thoại Galaxy Note 7 khiến sản phẩm này bị thu hồi trên toàn cầu.

Việc Samsung bị cho là có dính líu đến vụ bê bối của bà Park có thể ảnh hưởng đến kinh tế Hàn Quốc, bởi tập đoàn này có vai trò “khủng” trong đời sống kinh tế xứ kim chi.

Các công ty con của Samsung chiếm hơn 20% toàn bộ giá trị vốn hóa của Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, trong đó phần lớn nhất thuộc về hãng điện tử Samsung Electronics. Theo ước tính, toàn bộ tập đoàn Samsung chiếm khoảng 15% nền kinh tế Hàn Quốc.

Thành công của Samsung trong và ngoài nước - với tư cách là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới - đã đưa Samsung trở thành một biểu tượng chính của sự phát triển kinh tế Hàn Quốc. Từ chỗ là một trong những nước nghèo nhất sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nước giàu nhất thế giới trong những năm gần đây.

Theo ông Steve Chung, một chuyên gia về Hàn Quốc thuộc Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, nhiều người Hàn Quốc rất coi trọng mô hình kinh tế “giúp đất nước của họ phát triển trong 40 năm qua”.

Tuy nhiên, sự nể trọng này giờ đây đang bị thử thách bởi vụ bê bối chính trị có liên quan đến Samsung và các chaebol khác.

Những cuộc biểu tình rầm rộ của người Hàn Quốc vào cuối năm ngoái đã khiến Quốc hội nước này thông qua việc luận tội Tổng thống Park. Ngoài Samsung, một loạt các công ty hàng đầu khác của Hàn Quốc cũng đang bị điều tra.

Theo VnEconomy

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.