Sản xuất trà chính ngô đông ở Hà Tĩnh: Nguy cơ chậm tiến độ!

(Baohatinh.vn) - Ngô là cây trồng chủ lực nhất của vụ đông tại Hà Tĩnh nhưng thời tiết đang có nhiều bất lợi khiến cho tiến độ gieo trỉa trà chính bị chậm, nhiều khả năng không đảm bảo theo kế hoạch thời vụ (kết thúc trước 30/10).

Sản xuất trà chính ngô đông ở Hà Tĩnh: Nguy cơ chậm tiến độ!

Do ảnh hưởng mưa lớn từ đầu vụ sản xuất nên tiến độ xuống giống ngô vụ đông của toàn tỉnh bị chậm tiến độ.

Thời tiết bất lợi kéo lùi tiến độ sản xuất

Vụ đông năm nay, huyện Hương Khê có kế hoạch gieo trỉa hơn 2.000 ha ngô các loại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết từ cuối tháng 9 đến nay nên số diện tích xuống giống mới đạt được gần 40% kế hoạch đề ra.

Gia đình bà Phan Thị Lành (thôn Thuận Trị, xã Hương Vĩnh) gieo trồng gần 5 sào ngô vụ đông, vừa tranh thủ ra đồng làm đất, trỉa hạt được mấy hôm thì nay thời tiết lại gặp mưa, gián đoạn sản xuất. Bà Lành cho biết: “Chúng tôi làm ngô quanh năm nhưng vụ đông vẫn sản xuất nhiều nhất. Mưa liên tục thế này nên chắc phải lùi thêm ít ngày nữa mới trở lại xuống giống được”.

Sản xuất trà chính ngô đông ở Hà Tĩnh: Nguy cơ chậm tiến độ!

Các đợt mưa lớn từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 khiến nhiều diện tích ngô phải gieo trỉa lại.

Ông Trần Văn Thị - Chủ tịch UBND xã Hương Vĩnh (Hương Khê) cho biết: “Toàn xã sản xuất trên 170 ha ngô vụ đông. Đây là cây trồng chủ lực đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ và cung ứng lượng lớn thức ăn cho gia súc. Đúng vào thời điểm xuống giống tập trung (đầu tháng 10) thì thời tiết lại có mưa lớn nên gần 15 ha ngô gieo trỉa của bà con hư hỏng phải làm lại".

“Mưa lớn cũng làm đất bị ướt trong thời gian dài (khoảng 10 ngày) nên bà con có tâm lý chờ đợi thời tiết hửng hẳn, đất khô ráo hoàn toàn thì mới làm lại. Đến nay, toàn xã hoàn thành hơn 65 ha diện tích, số còn lại đang làm đất và chờ xuống giống” - ông Thị thông tin thêm.

Ở huyện Lộc Hà, dù diện tích sản xuất ngô thuộc vào nhóm ít nhất tỉnh (35 ha cả ngô lấy hạt và ngô sinh khối) nhưng thời tiết thất thường khiến địa phương vẫn chưa thể hoàn thành xuống giống.

Sản xuất trà chính ngô đông ở Hà Tĩnh: Nguy cơ chậm tiến độ!

Nông dân Lộc Hà ra quân sản xuất vụ đông. Ảnh chụp ngày 24/10

Bà Trần Thị Mận (thôn Đông Thắng, xã Mai Phụ) chia sẻ: “Nhà tôi làm 3 sào ngô chủ yếu để phục vụ chăn nuôi nhưng chỉ mới gieo được một nửa vì đất ướt quá, tính mấy ngày nay ra làm cho xong diện tích còn lại thì lại gặp đợt mưa mới. Lịch thời vụ chắc cũng chậm rồi nên tôi tính sang đầu tháng 11 xem thời tiết thế nào rồi mới xuống giống bổ sung sau”.

Toàn tỉnh sản xuất trên 5.500 ha ngô sinh khối và ngô lấy hạt trong vụ đông, trong đó trà ngô chủ lực (xuống giống tập trung từ ngày 5 - 30/10) có diện tích khoảng trên 4.500 ha, chiếm trên 82% tổng diện tích ngô vụ đông. Đến thời điểm này, khi khung lịch thời vụ gieo trỉa chỉ còn 4 ngày nữa sẽ khép lại thì tiến độ mới đạt gần 56% diện tích; chưa có địa phương nào “cán đích" theo đúng khung kế hoạch.

Đặc biệt, ở những địa phương có diện tích ngô vụ đông lớn, tiến độ vẫn còn chậm như Hương Khê (639/1.700 ha ngô lấy hạt; 200 ha ngô sinh khối chưa phát sinh tiến độ), Hương Sơn (1.000/1.300 ha ngô lấy hạt; 50/530 ha ngô sinh khối), Đức Thọ (400/733 ha ngô lấy hạt; 50 ha ngô sinh khối chưa phát sinh tiến độ)...

Sản xuất trà chính ngô đông ở Hà Tĩnh: Nguy cơ chậm tiến độ!

Bà con nông dân huyện Vũ Quang làm đất xuống giống ngô vụ đông. Ảnh chụp ngày 24/10

Dồn sức để phủ kín diện tích

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, đợt mưa từ ngày 25/10 chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, lượng mưa tập trung vào buổi sáng. Từ ngày 28/10, mặc dù Hà Tĩnh sẽ có một đợt không khí lạnh tăng cường nhưng chủ yếu trạng thái khô nên toàn tỉnh sẽ có khoảng thời gian khá dài (khả năng từ 28/10 đến 5/11) thời tiết tốt, ngày trời nắng. Đây là điều kiện để nông dân tập trung đẩy nhanh tiến độ sản xuất ngô vụ đông.

Đây là thông tin khá tốt, giải tỏa tâm lý lo lắng của bà con nông dân. Chị Nguyễn Thị Xuân (thôn 1, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang) cho biết: “Ngô là cây trồng rất thích hợp với sản xuất vụ đông ở địa phương nên chúng tôi vẫn cố gắng làm được tối đa các diện tích. Chờ thời tiết nắng lên là chúng tôi sẽ ra đồng để phủ kín diện tích theo kế hoạch”.

Sản xuất trà chính ngô đông ở Hà Tĩnh: Nguy cơ chậm tiến độ!

Bà con nông dân cần phải tranh thủ thời gian, ưu tiên các giống ngô ngắn ngày để sớm phủ kín diện tích ngô vụ đông trong những ngày tới.

Tại “thủ phủ” ngô đông ở huyện Hương Khê, huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương ưu tiên gieo các loại giống ngô lai chất lượng cao, thực hiện chính sách hỗ trợ tiền giống cho bà con, đồng thời chủ động cung ứng vật tư, phân bón để bà con yên tâm sản xuất.

Phòng chuyên môn và các địa phương cũng theo dõi tình hình thời tiết để kịp thời động viên bà con nông dân trở lại đồng ruộng, hoàn thành các diện tích còn lại. Cùng với đó, đốc thúc bà con chăm sóc những diện tích đã gieo trỉa, theo dõi tình hình dịch bệnh, đặc biệt là sâu keo mùa thu, sâu xám, sâu đục bắp, bệnh đốm lá…

Theo dự báo thời tiết, từ ngày 28/10, Hà Tĩnh sẽ có một khoảng thời gian khá dài thời tiết ổn định, có nắng. Đây là thời điểm thuận lợi để bà con nông dân toàn tỉnh tranh thủ thời gian, ưu tiên các giống ngô ngắn ngày như: MX10, HN68, HN88 để kịp thời xuống giống, sớm phủ kín diện tích và hạn chế làm ảnh hưởng đến thời vụ gieo trỉa vụ lạc xuân 2023 tới.

Đối với trà ngô đông muộn - xuân sớm bố trí ở vùng bãi thấp không gieo trỉa lạc vụ xuân, thời vụ từ 15/11 đến 10/12.

Ông Nguyễn Trí Hà
Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...