Sáng 12/9: Có hơn 6.200 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; Bình Dương đã vượt mốc 150.000 ca F0

Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 601.349 ca mắc COVID-19, khoảng 60% bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong số các ca đang điều trị có hơn 6.200 bệnh nhân nặng; TP HCM đã triển khai gần 550 trạm y tế lưu động; Bình Dương vượt mốc 150.000 ca F0.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 601.349 ca mắc COVID-19 , đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.113 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 596.980 ca, trong đó có 360.688 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam.

+ Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (291.871), Bình Dương (153.830), Đồng Nai (33.842), Long An (27.874), Tiền Giang (11.577).

Sáng 12/9: Có hơn 6.200 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; Bình Dương đã vượt mốc 150.000 ca F0

Đến nay trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị có hơn 6.200 bệnh nhân COVID-19 nặng.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 11/9 là 12.541 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 363.462

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.232 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.948

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.167

- Thở máy không xâm lấn: 147

- Thở máy xâm lấn: 941

- ECMO: 29

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 284 ca/ngày

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.018 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 220.191 xét nghiệm cho 490.604 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 14.611.799 mẫu cho 42.465.923 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Đến nay, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 27.108.588 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 22.367.824 liều, tiêm mũi 2 là 4.740.764 liều.

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 439.000 ca bệnh COVID-19 và gần 7.500 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 225 triệu ca, trong đó trên 4,63 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 69.000 ca), Ấn Độ (31.211 ca) và Anh (29.547 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (796 ca), Mỹ (713 ca) và Mexico (699 ca).

Tình từ đầu đại dịch, Mỹ có số ca mắc cao nhất với trên 41,8 triệu ca và gần 678.000 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 33,2 triệu ca và gần 443.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 20,9 triệu ca và trên 586.000 ca tử vong.

TP HCM: Gần 550 trạm y tế lưu động theo dõi, chăm sóc sức khoẻ F0 cách ly, điều trị tại nhà

Tối 11/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.629 trường hợp nhiễm mới tại TP HCM tính từ 17 giờ ngày 10/9 -17 giờ ngày 11/9.

Như vậy, trong đợt dịch thứ 4 đến nay, TP HCM đã có tổng cộng 291.871 trường hợp mắc COVID-19.

TP HCM đã tổ chức được 546 Trạm Y tế lưu động để chăm sóc, theo dõi sức khoẻ F0 điều trị, chăm sóc tại nhà . Triển khai phát túi thuốc A,B,C cho F0 chăm sóc, điều trị tại nhà.

Tính đến ngày 10/9, số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà tại là 101.775 người, trong đó có 70.056 trường hợp thực hiện cách ly tại nhà ngay khi phát hiện và 31.719 trường hợp cách ly sau xuất viện.

Về các F0 khỏi bệnh đăng ký tham gia hoạt động phòng chống dịch, tính đến hết ngày 10/9 có 1.700 F0 khỏi bệnh đăng ký tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống dịch COVID-19. Hiện Sở Y tế đã phân bổ về các bệnh viện dã chiến, khu điều trị F0 là 908 người.

Bình Dương: Vượt mốc 150.000 ca COVID-19

Theo thống kê của Sở Y tế Bình Dương , số ca nhiễm COVID-19 toàn tỉnh đã tăng 11,5% so với ngày 10/9.

Theo báo cáo cập nhật tình hình dịch COVID-19 của Bình Dương đến 17h ngày 11/9, tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3.971 ca mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ qua.

Trong đó, 125 trường hợp được phát hiện tại cơ sở y tế, 66 ca tại khu cách ly tạm thời cho người test nhanh dương tính, 3.726 người ở khu phong tỏa và 54 trường hợp sàng lọc cộng đồng.

Theo thống kê của Sở Y tế Bình Dương, số ca mắc COVID-19 toàn tỉnh đã tăng 11,5% so với ngày 10/9. Một số địa phương có số người dương tính với SARS-CoV-2 tăng là Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên. Hầu hết ca nhiễm mới đều ở trong khu phong tỏa (93,8%).

Như vậy, trong đợt dịch COVID-19 thứ 4, Bình Dương đã ghi nhận tổng cộng 153.830 ca nhiễm SARS-Cov-2. Trong đó, 8.493 ca phát hiện tại cơ sở y tế, 24.604 trường hợp ở khu cách ly tạm thời cho người test nhanh dương tính, 84.205 người tại khu phong tỏa và 36.447 trường hợp từ cộng đồng (chợ, khu không phong tỏa).

Bạc Liêu phong tỏa một trung tâm y tế vì có thêm 9 F0

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) ký quyết định phong tỏa Trung tâm Y tế huyện này để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Trung tâm này đang có 40 y bác sĩ, nhân viên y tế, 26 F0 được tỉnh chuyển về điều trị với 106 bệnh nhân và người nuôi bệnh.

Từ đêm 10/9 đến chiều 11/9, cơ quan chức năng năng phát hiện trong Trung tâm Y tế Hòa Bình có 9 F0. Ngoài 7 bệnh nhân, 2 người còn lại là nhân viên y tế.

Cơ quan chức năng nhận định nguồn lây cho 9 bệnh nhân trong trung tâm y tế có thể từ các F0 đang điều trị. Ngoài 34 F1 trong trung tâm, ngành y tế truy vết trên 120 F1 bên ngoài.

Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu cho thấy từ 27/4 đến nay, địa phương này ghi nhận 256 F0, trong đó đã có 71 người được xuất viện và 185 bệnh nhân đang điều trị.

Phú Yên: Tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, 16

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết vừa ký ban hành công văn về tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, UBND tỉnh Phú Yên đánh giá hiện nay, tỉnh này cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch có thể bùng phát và lây nhiễm trong cộng đồng nên yêu cầu tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh kể từ 0h ngày 13/9/2021 đến khi có thông báo mới.

Cụ thể, giãn cách xã hội theo nguyên tắc chỉ thị 16 đối với phường 6, phường Phú Thạnh (TP Tuy Hòa) và xã An Chấn (huyện Tuy An).

Áp dụng giãn cách xã hội theo nguyên tắc chỉ thị 15 đối với các huyện: Phú Hòa, Tây Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân và 2 thị xã Sông Cầu, Đông Hòa, các xã, phường, thị trấn còn lại của huyện Tuy An và TP Tuy Hòa.

UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương căn cứ diễn biến tình hình dịch COVID-19 và đánh giá nguy cơ cần thiết phải áp dụng các biện pháp thắt chặt hoặc nới lỏng phù hợp với thực tế trên địa bàn, có văn bản đề xuất cụ thể để UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Dịch COVID-19 bùng phát tại Phú Yên từ ngày 23/6- 1/9 đã ghi nhận 2.854 ca mắc, trong đó đã có 32 người tử vong, hiện còn 353 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.