Sao phải "mặc cả" phí BOT giao thông...?!

Từ ngày 24/4, trạm thu phí BOT cầu Bến Thủy 1 (Nghệ An, Hà Tĩnh) miễn 100% phí cho các phương tiện loại 1 (xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn), loại 2 (xe 12 đến 30 chỗ, tải trọng từ 2 đến dưới 4 tấn) và xe buýt của chủ xe tại TP Vinh, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), thị xã Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) khi đi qua trạm BOT cầu Bến Thủy 1.

Người dân hai đầu cầu Bến Thủy vui mừng trước kết quả “có hậu” sau bốn tháng quyết liệt phản đối bằng đủ cách, từ gửi đơn kiến nghị tập thể, tụ tập đông người, đến dùng “biện pháp kỹ thuật” trả phí bằng tiền lẻ, gây tắc nghẽn giao thông tại trạm… Trước đó, sự việc tương tự cũng xảy ra tại một số trạm thu phí BOT như đoạn Tam Nông trên quốc lộ 32 đoạn Hòa Lạc - Hòa Bình trên quốc lộ 6…, khiến UBND các địa phương liên quan phải vào cuộc, có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) giảm phí phù hợp cho người dân địa phương,…

Theo Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước ngày 21-2-2017 với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có tới 80% trong số 27 dự án BOT (hầu hết là chỉ định thầu) sau khi được rà soát các chi phí và mức thu phí đã bị Kiểm toán Nhà nước kiến nghị phải rút ngắn thời gian thu phí hoàn vốn, dự án ít nhất là 10 tháng và nhiều nhất là 13 năm, với tổng số thời gian điều chỉnh giảm gần 100 năm so với các phương án hiện hành. Cá biệt, dự án tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Tam Kỳ và đường ĐT618 huyện Núi Thành (Quảng Nam) còn bị đề nghị chấm dứt việc thu phí ngay lập tức…! Riêng Bộ GTVT sau khi rà soát cũng đã chủ động rút ngắn thời gian thu phí dự án quốc lộ 10 đoạn La Uyên - Tân Đệ (từ 21 năm 3 tháng xuống còn 10 năm 3 tháng); dự án cầu Rạch Miễu, quốc lộ 60, tỉnh Bến Tre (từ 22 năm 10 tháng xuống còn 13 năm 5 tháng)…

Những sự việc thực tế và con số thống kê trên đây cho thấy, Nhà nước nếu tính đúng, tính đủ các mức thu phí hiện hành, có thể buộc nhà đầu tư dự án BOT phải giảm mức thu hoặc cắt ngắn thời gian được phép thu phí, tức bịt lại những kẽ hở pháp lý cho phép chủ đầu tư “ăn không” của người dân hoặc chiếm dụng nguồn thu NSNN từ dự án BOT, dù tất cả đã được “thực hiện đúng quy trình”.

Dự án BOT giao thông là cách thức đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, giảm chi và tăng thu NSNN; đồng thời, cũng là thước đo thể hiện năng lực, trách nhiệm, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, quản lý xã hội hóa đầu tư và tài sản công nói riêng. Phương thức BOT giao thông đúng nghĩa chỉ được áp dụng cho các dự án xây dựng những tuyến đường hoàn toàn mới; không phải đường độc đạo, tạo được sự đồng thuận xã hội, khuyến khích người dân tham gia bởi so sánh lợi ích và có quyền lựa chọn cơ hội sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.

Vì vậy, cần tiếp tục củng cố cơ sở nhận thức, hệ thống văn bản pháp luật, bộ tiêu chí cho phép nhận diện đúng đắn về một dự án BOT chuẩn mực trong giao thông; làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan trong tổ chức đấu thầu và kiểm toán nghiêm túc các quyết toán chi phí đầu tư thực tế; định kỳ cập nhật mức và thời hạn thu phù hợp với từng khu vực, đặc điểm dự án; giảm tình trạng “xin-cho” và minh bạch hóa các chi phí thực tế để người dân không còn phải “mặc cả” phí thu qua các trạm thu phí BOT giao thông; ngăn ngừa sự lạm dụng BOT giao thông vì lợi ích cá nhân và “lợi ích nhóm”, làm méo mó và gây tác động mặt trái lớn hơn so với lợi ích kỳ vọng ban đầu trong toàn bộ quá trình lập, thẩm định, triển khai thi công, giám sát và quyết toán các dự án BOT giao thông.

Một khi minh bạch và hợp lý hóa các chi phí, hài hòa các lợi ích, chuẩn hóa cơ sở pháp lý và căn cứ thực tế xác định đúng thời gian, mức và đối tượng thu phí, thì sao người dân còn phải bận lòng “mặc cả” với chủ dự án BOT làm gì!

(Nguồn: Báo Nhân Dân điện tử)

Chủ đề An toàn giao thông

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề Gây rối - Trật tự - Phá hoại

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.