(Baohatinh.vn) - UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) sẽ thành lập tổ kiểm tra xử lý trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường theo đơn thư phản ánh của người dân thôn Tân Quang, xã Đức Lạng.
Chiều 5/12, UBND huyện Đức Thọ tổ chức làm việc với các hộ dân liên quan đến phản ánh trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Thái Huy, thôn Tân Quang, xã Đức Lạng gây ô nhiễm môi trường.
Bà Võ Thị Nhung, thôn Tân Quang: Đề nghị các cấp, ngành có phương án xử lý ảnh hưởng ô nhiễm môi trường của trang trại ông Nguyễn Thái Huy
Trang trại chăn nuôi lợn nái siêu nạc tập trung cấp bố mẹ tại thôn Tân Quang, xã Đức Lạng được UBND huyện Đức Thọ phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 15/8/2014. Dự án bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2015, có quy mô 350 con lợn nái sinh sản, 6 con lợn đực giống, 500 con lợn thịt/lứa.
Theo kiến nghị của người dân thôn Tân Quang, trại lợn này thường xuyên gây mùi hôi thối, xả nước thải chăn nuôi ra bên ngoài làm ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của 10 hộ gia đình sinh sống gần trang trại.
Ông Phan Lam Sơn - Phó Giám đốc Sở TN&MT: Huyện cần làm việc cụ thể về nội dung này, xác định rõ quy mô, thời điểm nuôi, khoảng cách nuôi đến hộ dân có đất ở theo đúng quy định. Sau kiểm tra, đề ra các giải pháp, nếu sai phạm thì xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Tại cuộc làm việc, đại diện các hộ đề nghị các cấp, ngành có phương án xử lý ảnh hưởng về môi trường của trang trại đối với 10 hộ dân sống gần đó, đồng thời đề xuất phương án giải quyết tình trạng ô nhiễm.
Chủ tịch UBND huyện Trần Hoài Đức phát biểu tại buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, ông Trần Hoài Đức - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ yêu cầu các phòng, ban chức năng tham mưu UBND huyện ra quyết định thành lập tổ kiểm tra nhằm xử lý ô nhiễm môi trường theo đơn thư phản ánh của người dân thôn Tân Quang.
Ông Trần Hoài Đức yêu cầu UBND xã Đức Lạng phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, chủ trang trại cung cấp đầy đủ các hồ sơ liên quan và hợp tác với tổ kiểm tra trong quá trình triển khai thực hiện.
Sau khi làm việc xong, tổ báo cáo tổng hợp gửi UBND huyện, nếu trong thẩm quyền, UBND huyện sẽ xử lý, vượt thẩm quyền huyện sẽ báo cáo UBND tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Sau quá trình nghiên cứu tìm tòi, anh Nguyễn Tiến Dũng (Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã sản xuất thành công viên nang nhung hươu thảo mộc đầu tiên ở Hương Sơn, đạt OCOP 3 sao.
Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 quyết định công nhận huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đạt chuẩn NTM nâng cao và TX Hồng Lĩnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024.
Những ngày này, nông dân nhiều địa phương ở Hà Tĩnh tất bật ra đồng khôi phục diện tích lúa hè thu bị ngập úng, hư hỏng do mưa lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ gieo cấy số diện tích còn lại.
Trước yêu cầu ngày càng khắt khe về truy xuất nguồn gốc và khiểm soát chất lượng, mã số vùng trồng giúp nông sản Hà Tĩnh khẳng định thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh thị trường.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) từ tháng 10/2024 đến nay và đang diễn biến phức tạp do tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng dịch.
Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Với tinh thần khẩn trương và quyết tâm cao, đến nay, Hà Tĩnh đã hoàn thành thu thập thông tin, lập bảng kê gần 359.000 hộ phục vụ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.
Từ đầu năm đến nay, Hương Khê (Hà Tĩnh) thu được 214 triệu đồng tiền thuế xây dựng nhà ở tư nhân, trong đó, một số xã gần như không thu được nguồn này.
Vụ tôm xuân hè đang vào mùa thu hoạch, năng suất ổn định, giá bán cao hơn cùng kỳ năm trước. Diễn biến tích cực này góp phần mang lại lợi nhuận tốt cho người nuôi Hà Tĩnh.
Vải thiều được biết đến là loại trái cây đặc sản ở miền Bắc. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây vải đã khẳng định được chỗ đứng trên vùng đất nắng gió xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân đã khẩn trương vào các cảng và khu neo đậu tránh trú bão ở Hà Tĩnh để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của bão số 1.
Người dân cùng các cấp, ngành ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang nỗ lực, đồng lòng khoanh nuôi, bảo vệ để làm giàu các cánh rừng tái sinh, giữ “lá phổi xanh” cho cuộc sống.
Vải thiều được trồng ở xã Kỳ Hoa (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch với năng suất cao, giá tốt. Dự kiến mỗi hộ trồng có thu về từ 40 triệu đồng trở lên.
Với đặc tính dễ nuôi, sức đề kháng tốt, nguồn thức ăn dễ kiếm, thời gian qua chị Hồ Thị Nhi ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên đã đầu tư mô hình nuôi dê và bước đầu mang lại hiệu quả.
Sau bài viết Nông dân Cẩm Bình như ngồi trên lửa vì lúa hữu cơ ST25 bị “ép giá”, Báo Hà Tĩnh tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân doanh nghiệp dừng liên kết với bà con nông dân.
Hà Tĩnh đang bước vào cao điểm gieo cấy lúa hè thu. Toàn tỉnh đang tập trung cao, chậm nhất ngày 15/6, 100% diện tích lúa hè thu sẽ được gieo cấy xong.
Nhiều nông dân ở Hà Tĩnh vẫn giữ thói quen sử dụng giống lúa liền vụ trong gieo cấy hè thu. Điều này làm giảm độ thuần giống và hạn chế khả năng chống chịu sâu bệnh.
Tất cả mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất muối giai đoạn 2022 – 2030 của Hà Tĩnh đều không đạt tiến độ và “giấc mơ” 12 nghìn tấn muối vào năm 2025 trở nên xa vời…
Trước yêu cầu cấp thiết của thời vụ hè thu, các địa phương tại Hà Tĩnh đang huy động tối đa nhân lực, máy móc, tập trung hoàn thành làm đất, xuống giống theo đúng kế hoạch đề ra.
Hà Tĩnh đang siết chặt kiểm tra chất lượng giống và vật tư nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trong sản xuất.
Việc chọn giống lúa có chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn ngày trở thành yếu tố quyết định thắng lợi ở vụ sản xuất lớn thứ hai trong năm của Hà Tĩnh.
5 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản Hà Tĩnh đạt hơn 18 nghìn tấn, tăng 4,16% so với cùng kỳ năm 2024, cho thấy sự phát triển tích cực của nghề đánh bắt hải sản.
Các diện tích sản xuất lúa hữu cơ tại Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định ưu thế khi cho sản phẩm sạch, an toàn, năng suất cao và được doanh nghiệp thu mua ngay tại chân ruộng.