Sự thiếu minh bạch trong quy trình tuyển phi công tại Pakistan

Quy trình đào tạo phi công tại Pakistan thể hiện nhiều mặt tối, dấy lên lo ngại về chất lượng đội ngũ phi công nước này sau bê bối bằng giả.

Để được tham gia vào chương trình đào tạo phi công ở Pakistan, học viên phải đủ từ 17 tuổi trở lên và có Chứng nhận Trung học phổ thông. Họ có thể học tại các trường đào tạo bay tại nước ngoài hoặc tham gia Không quân Pakistan để lấy giấy phép phi công.

Trong trường hợp gia nhập không quân, học viên sẽ được chu cấp toàn bộ khóa huấn luyện, với điều kiện họ phải cam kết làm việc cho quân đội 12 năm sau khi tốt nghiệp.

Bước đầu tiên trong quy trình là kiểm tra sức khỏe. Sau khi được tham gia vào trường bay, thông thường học viên phải hoàn thành 3 giai đoạn, tương ứng với từng chứng chỉ. Đầu tiên là chứng chỉ Học viên phi công (SPL) cho phép học viên bắt đầu huấn luyện, sau đó là thi bằng Phi công tư nhân (PPL) dành cho bay một mình, chở hành khách và hàng hóa nhưng không có lương.

Sự thiếu minh bạch trong quy trình tuyển phi công tại Pakistan

Học viên có thể tham gia Không quân Pakistan để lấy bằng lái phi công. Ảnh: DW.

Cuối cùng là bằng Phi công thương mại (CPL), cho phép làm phi công chuyên nghiệp và hưởng lương. Thông thường, để có được bằng Phi công thương mại ở Pakistan, học viên sẽ mất khoảng 2-3 năm đào tạo, với chi phí ít nhất là 60.000 USD.

Ngoài ra, theo quy định của Cơ quan Hàng không dân dụng Pakistan (CAA), phi công phải vượt qua 8 bài thi sát hạch và hoàn thành ít nhất 1.500 giờ bay thương mại mới được công nhận là đủ tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ cũng là yếu tố ưu tiên trong quá trình thi tuyển vào một số hãng hàng không lớn tại nước này, mặc dù giới chức hàng không Pakistan không yêu cầu phi công có bằng tốt nghiệp đại học.

Chủ đề về quy trình đào tạo phi công tại Pakistan càng trở nên nóng hổi hơn kể từ tuần trước, khi có thông tin từ Bộ trưởng Hàng không Ghulam Sarwar Khan cho biết có tới 262 trong số 860 phi công nước này đã gian lận trong cuộc thi sát hạch tuyển phi công.

Sự thật vỡ lở sau vụ bê bối hàng không của hãng Hàng không Quốc tế Pakistan (PIA) gặp tai nạn hôm 22/5 khi hạ cánh ở Karachi. Theo cơ quan chức năng, chiếc Airbus A320 mang số hiệu PK8303 của PIA đã đột ngột chúi mũi xuống khi chuẩn bị hạ cánh, không làm chủ được độ cao và lao vào khu dân cư phát nổ.

Vụ tai nạn làm 97 người thiệt mạng, được xác nhận là “lỗi do con người”. Theo các nguồn tin, 2 phi công trong buồng lái đã mải mê trò chuyện về dịch Covid-19, không để tâm tới các chỉ dẫn và cảnh báo của kiểm soát viên không lưu, dẫn tới tai nạn thương tâm.

Pakistan đã tiến hành điều tra bê bối sử dụng bằng phi công giả từ năm 2018, sau vụ máy bay trượt khỏi đường băng ở Panjgur. Cuộc điều tra cho thấy nhiều giấy phép của các phi công Pakistan chứa một số chi tiết bất hợp lý.

Sự thiếu minh bạch trong quy trình tuyển phi công tại Pakistan

Vụ tai nạn thương tâm xảy ra hôm 22/5 ở Karachi. Chiếc máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Pakistan (PIA) gặp tai nạn khiến 97 người thiệt mạng. Ảnh: Reuters.

Được biết, ngày thi ghi trên giấy phép của nhiều phi công lại trùng với ngày lễ, tức thời điểm không thể tổ chức kỳ thi. 16 phi công của PIA đã bị cấm bay ngay sau đó.

Trong khi đó, một loạt hãng hàng không quốc tế cũng mở cuộc điều tra về bằng cấp của các phi công quốc tịch Pakistan. PIA cuối tuần qua cho biết hãng đã đình chỉ bay toàn bộ 141 phi công nghi sử dụng bằng giả.

Nhiều nguồn tin còn nói rằng có tới hàng trăm phi công nước này đã thuê người khác đi thi hộ một số nội dung. Thậm chí, có người còn thuê làm toàn bộ 8 bài thi trong kỳ sát hạch.

Sự việc trên khiến dư luận càng quan tâm về việc làm thế nào các phi công Pakistan có thể lấy được giấy phép “giả” từ Cục Hàng không dân dụng (CAA) Pakistan rồi sau đó đi làm việc cho các hãng hàng không trong nước và khắp thế giới.

Trên thực tế, các chuyến bay trong bài sát hạch cuối cùng đều được thanh tra của CAA kiểm soát, nên hoàn toàn minh bạch về mặt chuyên môn.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, một số thành phần tại CAA (điển hình như bộ phận cấp bằng lái và bộ phận IT), lại vượt quá giới hạn trong khuôn chuẩn quốc tế nhằm gây khó dễ cho thí sinh trong quá trình thực hành. Vì vậy, con đường “đi cửa sau” thường là lựa chọn phổ biến vào lúc này.

Bê bối dùng bằng giả của phi công tại Pakistan đã khiến danh tiếng của ngành hàng không nước này bị tổn hại nghiêm trọng. Theo The Guardian , Liên minh châu Âu EU hôm 1/7 cho biết sẽ cấm mọi chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Pakistan (PIA) vào không phận EU ít nhất 6 tháng tới.

Trong khi đó, hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm bay 16 phi công quốc tịch Pakistan vì có một người trong số họ có tên trong danh sách sử dụng bằng giả.

Theo Zing

Đọc thêm

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.