Sức sống mới ở đôi bờ sông Nhe

(Baohatinh.vn) - Từng chịu bao bom đạn của kẻ thù trong những năm kháng chiến chống Mỹ nhưng nay mảnh đất Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã phủ lên màu xanh của những cánh đồng trù mật, màu đỏ của những mái nhà khang trang, “bộ mặt” nông thôn ngày càng khởi sắc.

Sức sống mới ở đôi bờ sông Nhe

Phần sót lại của mố Cầu Nhe sau trận bom trưa 15/4/1968.

Nằm trên con đường huyết mạch giao thông - tỉnh lộ 12 (đoạn từ Ngã ba Quán Trại đến chợ Đình, thuộc địa phận xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Lộc xưa, nay là xã Khánh Vĩnh Yên), cầu Nhe đã ghi danh vào lịch sử trong những năm tháng bom rơi, đạn nổ của chiến tranh chống Mỹ. Thuở ấy, trong những ngày Ngã ba Đồng Lộc bị đánh phá ác liệt, tỉnh lộ 12 trở thành tuyến đường tránh cho những đoàn quân, những chuyến xe chở vũ khí, lương thực vào chiến trường miền Nam.

Buổi trưa định mệnh ngày 15/4/1968, 53 người thuộc Tiểu đoàn 351, Trung đoàn 5 Yên Tử, Quân khu 3 trên đường hành quân vào chiến trường miền Nam đã hy sinh tại cầu Nhe khi bị máy bay Mỹ rải bom trúng đội hình. Những thanh niên tuổi đời chưa đến 20 với khát vọng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đã vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất này.

Sức sống mới ở đôi bờ sông Nhe

Cầu Nhe mới dài 34m với tổng đầu tư hơn 11 tỷ đồng bắc qua dòng sông Nhe đã được hoàn thành vào năm 2018.

55 năm đã trôi qua nhưng những ký ức đau thương ấy vẫn in hằn trong tâm trí của những người già thôn Hạ Triều, xã Khánh Vĩnh Yên. Lúc ấy, bất chấp tiếng gầm rú của máy bay, tiếng bom cày, đạn xé, các lực lượng dân quân, giáo viên, học sinh và Nhân dân xã Vĩnh Lộc (cũ) đã ào ra cầu, ngụp lặn dưới dòng sông khẩn trương cứu chữa những người bị thương và tìm kiếm những chiến sỹ đã hy sinh. Sau khi được cứu chữa, người sống sót gác đau thương, tiếp tục hành quân vào miền Nam với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Sức sống mới ở đôi bờ sông Nhe

Những cựu chiến binh Trung đoàn 5 Yên Tử trở về Khu tưởng niệm liệt sỹ ở Cầu Nhe để thắp hương cho đồng đội mỗi dịp lễ, tết.

Ngày nay, nơi các cán bộ, chiến sỹ ngã xuống đã được chính quyền địa phương xây dựng khu tưởng niệm. Trong số 53 ngôi mộ, vẫn còn 18 ngôi khuyết danh nhưng anh linh các liệt sỹ luôn ấm áp trong tình cảm của Nhân dân và chính quyền địa phương, trong sự trở về, tìm kiếm không ngừng của thân nhân và đồng đội.

Sức sống mới ở đôi bờ sông Nhe

Người dân thôn Hạ Triều thường xuyên lui tới khu tưởng niệm để làm vệ sinh, dọn dẹp nơi an nghỉ cho các liệt sỹ.

Nhớ ơn những người đã chiến đấu và anh dũng hy sinh cho độc lập dân tộc ngay trên đất quê hương, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Khánh Vĩnh Yên, nhất là thôn Hạ Triều - ven bờ sông Nhe, đã không ngừng nỗ lực vươn tới.

Gần cả cuộc đời sinh sống tại mảnh đất anh hùng, ông La Văn Đức - Trưởng thôn Hạ Triều đã chứng kiến quê hương “lớn lên” từng ngày. Ông Đức chia sẻ: “Sau chiến tranh, chính quyền và Nhân dân xã Khánh Vĩnh Yên đã nỗ lực viết tiếp những trang sử hào hùng trong công cuộc xây dựng quê hương. Từng là vùng đất hoang tàn sau chiến tranh, nay Hạ Triều đã trở thành làng quê văn minh, trù phú”.

Bước ra từ lửa đạn chiến tranh, được sống trong hòa bình, người dân thôn Hạ Triều đều hiểu giá trị của hòa bình và dồn sức cho việc xây dựng quê hương. Năm 2022, người dân trong thôn đã có thu nhập trung bình 50 triệu đồng/người/năm. Thôn đang phấn đấu về đích khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm nay.

Sức sống mới ở đôi bờ sông Nhe

Ông Liên vui mừng khi cuộc sống của người dân thôn Hạ Triều nói riêng và xã Khánh Vĩnh Yên nói chung đã đổi thay, phát triển. (Ảnh: Vườn mẫu của gia đình ông Liên mỗi năm cho thu hoạch hơn 100 triệu đồng).

Ông Bùi Liên (SN 1940) - người dân thôn Hạ Triều chia sẻ: “Muốn thấy quê hương đổi thay như thế nào cứ nhìn vào nhà mình, rồi nhìn ra cánh đồng, con đường… Hạ Triều hôm nay đã thay đổi rõ rệt. Tôi rất vui khi ngắm nhìn quê hương đổi thay qua những vườn mẫu xanh tốt, những đồng lúa, đồng ngô xanh mướt, những công trình được xây dựng khang trang và nhất là những gương mặt người phơi phới niềm tin. Tôi nghĩ, đó cũng là cách trả nghĩa của thế hệ trẻ đối với sự hy sinh của các liệt sỹ".

Sức sống mới ở đôi bờ sông Nhe

Màu xanh của những cánh đồng lúa trù mật tại thôn Hạ Triều.

Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, xã Khánh Vĩnh Yên hôm nay khoác lên mình “chiếc áo mới”. Địa phương luôn phát huy truyền thống, biến khó khăn thành hành động, người dân đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương. Những năm qua, địa phương không ngừng nỗ lực vươn lên trên mọi lĩnh vực. Bài toán phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo được Đảng bộ, chính quyền xã giải đáp bằng nhiều quyết sách đúng đắn, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế.

Sức sống mới ở đôi bờ sông Nhe

Người dân xã Khánh Vĩnh Yên đồng sức, đồng lòng chỉnh trang cảnh quan, củng cố các tiêu chí xây dựng NTM .

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Khánh Vĩnh Yên chia sẻ: “Truyền thống vẻ vang, hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ mãi mãi là nguồn động viên to lớn để Đảng bộ và Nhân dân Khánh Vĩnh Yên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp".

Sức sống mới ở đôi bờ sông Nhe

Làng mộc của xã mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động.

Xã Khánh Vĩnh Yên là một trong những địa phương đi đầu về công tác dồn điền đổi thửa của huyện Can Lộc. Hiện đã có hơn 200/935 ha đất ruộng được dồn điền đổi thửa, những cánh đồng lớn được hình thành đã góp phần vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương.

Khánh Vĩnh Yên cũng đang tập trung phát triển nghề mộc với 230 xưởng sản xuất. Trong đó, cụm công nghiệp Yên Huy với tổng diện tích 11,69 ha, có 16 cơ sở hoạt động, sản xuất kinh doanh mộc dân dụng, 7 cơ sở đang tiến hành xây dựng đã và đang tạo việc làm lâu dài cho khoảng 500 lao động/năm.

Cùng với phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, người dân Khánh Vĩnh Yên còn tập trung nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp… Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người toàn xã năm 2022 đạt 43 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn dưới 3%, đời sống người dân ngày càng phát triển. Hiện nay, 12/18 thôn của xã đã đạt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Năm 2023, xã Khánh Vĩnh Yên cũng đang đặt ra mục tiêu phấn đấu về đích NTM kiểu mẫu.

Sức sống mới ở đôi bờ sông Nhe

Người dân xã Khánh Vĩnh Yên sẽ tiếp tục viết tiếp những trang đáng tự hào cho con cháu mai sau.

Dẫu thời gian có xóa đi những dấu vết của lịch sử thì trong tâm khảm những người con của miền đất Khánh Vĩnh Yên nói riêng, của người dân Hà Tĩnh nói chung, câu chuyện năm xưa tại cầu Nhe chưa bao giờ mờ phai. Và đó mãi mãi là bài học lịch sử sâu sắc, là động lực để các thế hệ trẻ trên miền đất lửa năm xưa cống hiến nhiều hơn nữa trong học tập, trong lao động sản xuất để xây dựng quê hương, xây dựng đất nước.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.