Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong phòng chống Covid-19

Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao thể lực phòng chống Covid-19.

Cần ăn đa dạng và cân bằng thực phẩm

Theo TS.BS Nguyễn Thanh Hà -Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Phổi Trung ương, bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, thì việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì lối sống lành mạnh giúp nâng cao miễn dịch, và phòng chống dịch bệnh.

Trong đó chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ các yếu tố đa lượng và vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch, có thể giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người khỏe mạnh chưa mắc bệnh, chế độ ăn không đầy đủ, thiếu cả số lượng và chất lượng vẫn còn rất phổ biến, điều này khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu và dễ mắc bệnh.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong phòng chống Covid-19

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hà tư vấn cho bệnh nhân trước khi ra viện.

“Nguyên tắc dinh dưỡng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó phòng chống dịch bệnh Covid-19. Cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng thông qua các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, một số người còn bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, khiến cho tổng năng lượng qua bữa ăn hằng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh”, TS.BS Nguyễn Thanh Hà chia sẻ.

Để cung cấp đủ năng lượng qua các bữa ăn hằng ngày, ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều đạm (protein) trong 3 bữa chính, cần ăn thêm bữa phụ giữa giờ (sữa, sữa chua, hoa quả, đậu/đỗ/hạt ngũ cốc rang/sấy). Bởi đạm có vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp nhanh lành bệnh.

“Có thể hình dung khi ta muốn dán cái phong bì thì cần hồ dán, cơ thể cũng vậy - cần một loại “hồ dán” đặc biệt giúp làm lành vết thương, đó chính là chất đạm. Chất đạm còn cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể được ví như những “binh lính” trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể”, TS.BS Nguyễn Thanh Hà giải thích.

Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường miễn dịch trong bữa ăn hằng ngày. Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin A và omega-3 (như cá và các loại hải sản) vì nó đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đường hô hấp. Nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Có thể dùng viên dầu cá uống bổ sung hằng ngày. Ngoài ra các loại hải sản còn là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có tác dụng phòng bệnh nhiễm trùng đặc biệt là viêm phổi ở người cao tuổi.

Do vậy, TS.BS Hà khuyên, người dân nên ăn nhiều hơn thực phẩm giàu Vitamin A và Caroten có nguồn gốc động vật, thực vật (gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, bông cải/xúp lơ...). Bổ sung nhiều hơn các loại rau xanh và hoa quả nhiều vitamin C (cam, bưởi, ổi...), các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm (đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt heo, thịt bò, hàu, sò...) và những thực phẩm nhiều Selen (trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo bò...).

Bổ sung các vi chất và uống nước đúng cách

TS.BS Nguyễn Thanh Hà khuyên người dân nên tăng cường sử dụng hành, tỏi, gừng, sả, chanh, và các loại rau thơm nhiều hóa thực vật và tinh dầu (bạc hà, kinh giới, tía tô...) trong các bữa ăn hằng ngày vì những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao. Có thể uống viên tinh dầu tỏi hoặc 1-2 nhánh tỏi tươi, nước gừng ấm, nước chanh sả ấm. Bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng đặc trị tăng cường sức khỏe giàu năng lượng và đạm.

“Những người cao tuổi, trẻ nhỏ, những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, người thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng nên bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm, ví dụ sữa nước hoặc sữa bột tùy theo độ tuổi và bệnh lý nếu có. Mỗi ngày bổ sung không quá 500 calo, tương đương 2 cốc sữa. Bổ sung các loại vitamin tổng hợp, khoáng chất và dầu cá.

Chế độ ăn đầy đủ vẫn là phương pháp hữu hiệu trong việc cung cấp các vitamin và khoáng chất trên. Trong trường hợp chế độ ăn không đầy đủ, có thể xem xét uống bổ sung thuốc đa sinh tố chứa vitamin A, vitamin C, vitamin D, kẽm (Zn), và Selenium (Se). Đây là các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trong giai đoạn dịch Covid-19”, TS.BS Hà cho biết.

Theo TS.BS Nguyễn Thanh Hà, bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng và uống nhiều nước giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và giúp cơ thể không bị thiếu nước, giúp dự phòng nhiễm cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Bác sĩ Hà cho biết, không nên để miệng và cổ khô, cần uống nước (tốt nhất là nước ấm) từng ngụm nhỏ, uống chậm, uống nhiều lần trong ngày, uống ngay cả khi không khát, đảm bảo mỗi ngày uống không dưới 1.500ml nước ấm. Không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Hạn chế bia, rượu, cà phê vì có tác dụng lợi tiểu làm tăng tốc độ mất nước qua thận.

“Một số đối tượng như trẻ em và người cao tuổi cần bổ sung nước thường xuyên chứ không đợi cảm giác khát. Không ăn kiêng, hãy ăn đa dạng nhiều thực phẩm. Trong giai đoạn dịch bệnh nguy hiểm này cần ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi chế biến đồ ăn.

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, màu sắc và dinh dưỡng phong phú. Cố gắng đưa vào bữa ăn không dưới 15 loại thực phẩm mỗi ngày, kể cả gia vị. Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt. Bởi những thực phẩm này cung cấp nhiều năng lượng, nhưng gây đầy bụng khó tiêu, không cung cấp đủ đạm và các vitamin cơ thể cần cho hệ miễn dịch”, TS.BS Nguyễn Thanh Hà khuyến cáo.

Theo VOV.VN

Đọc thêm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.