Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn về việc tăng cường đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại trường học.

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học ở Hà Tĩnh

Thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các trường học ở Hà Tĩnh đã được các ngành chức năng và địa phương quan tâm, kịp thời chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ.

Thời gian vừa qua, một số tỉnh, thành phố trên cả nước đã xẩy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm tại các trường học, cơ sở giáo dục gây hậu quả nghiêm trọng. Mới đây nhất (ngày 17/11/2022) là vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường Tiểu học - THCS - THPT Ischool Nha Trang với hơn 600 người mắc và có 1 trường hợp tử vong.

Tại Hà Tĩnh, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong các trường học đã được các ngành chức năng và địa phương quan tâm, kịp thời chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ tạo sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vấn đề bảo đảm ATTP tại các trường học vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xẩy ra ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là vấn đề ATTP đối với các quán hàng ăn vặt, ăn nhanh trước các cổng trường học.

Để tăng cường công tác đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các trường học trên địa bàn, Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục (nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trường học), giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về việc bảo đảm ATTP, phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.

Chỉ đạo các trường học trên địa bàn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm ATTP; kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu: chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định. Sử dụng thực phẩm đã được nấu chín và nước đã được đun sôi, hạn chế tối đa sử dụng các loại rau, củ sống và các món ăn chế biến theo hình thức gỏi. Nghiêm cấm các cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm không đảm bảo đầy đủ các quy định về ATTP cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn cho các trường học.

Tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP tại các trường học và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại khu vực xung quanh trường học; giám sát chặt chẽ chất lượng nước uống trực tiếp cho học sinh và các sản phẩm thực phẩm được tặng miễn phí hoặc phân phát trong các chương trình giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, bán, quà tặng do các tổ chức, cá nhân thực hiện trong khu vực nhà trường. Trường hợp phát hiện hay nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo an toàn, yêu cầu tạm dừng sử dụng sản phẩm và phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xác minh và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác y tế, vệ sinh môi trường trường học, đảm bảo cung cấp nước sạch, diệt côn trùng, chuột…; duy trì khử khuẩn/vệ sinh tay để phòng, chống và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm; huy động đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên định kỳ tham gia tổng vệ sinh trường học, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải, vệ sinh khử khuẩn lớp học…. Lập kế hoạch duy trì các hoạt động bảo hành, bảo dưỡng các công trình nước sạch, vệ sinh trong các cơ sở giáo dục.

Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị chuyên môn để xử lý nhanh, có hiệu quả khi xảy ra các tình trạng mất ATTP và ngộ độc thực phẩm.

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Từ đầu năm đến nay, trên thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Tại Hà Tĩnh, số ca bệnh cũng có xu hướng tăng nhẹ và lây nhiễm trong cộng đồng.
Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

BVĐK Hà Tĩnh liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng do tiêm, chuyền tại cơ sở chữa bệnh “chui”. Thực trạng này cảnh báo tình trạng tùy tiện trong chữa bệnh, đẩy nhiều người vào cảnh tiền mất, tật mang.