(Baohatinh.vn) - Huyện Can Lộc sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh, tổ chức tốt các hoạt động để lễ khai hội chùa Hương Tích 2024 - sự kiện mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh thành công, tạo ấn tượng đối với du khách.
Chiều 9/1, UBND huyện Can Lộc có buổi làm việc với Sở VH-TT&DL về việc triển khai các hoạt động liên quan đến lễ hội chùa Hương Tích năm 2024.
Đại biểu tham gia buổi làm việc.
Theo kế hoạch, lễ khai hội chùa Hương Tích được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn (tức thứ Tư, ngày 15/2/2024) với quy mô cấp tỉnh, do Sở VH-TT&DL và UBND huyện Can Lộc phối hợp thực hiện.
Để tổ chức tốt lễ hội đồng thời giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế khu di tích danh thắng cấp quốc gia chùa Hương Tích - núi Hồng đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước, huyện Can Lộc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trung ương; tạo mã QR giới thiệu về khu du lịch chùa Hương và thuyết minh đa phương tiện.
Bí thư Huyện ủy Can Lộc Nghiêm Sỹ Đống: Việc tổ chức lễ hội phải trở thành hoạt động thường niên; các hoạt động trong lễ hội phải ngắn gọn, chú trọng phần hội, tạo được điểm nhấn, đặc sắc, tạo không khí cho du khách, người dân trong dịp đầu xuân năm mới.
Huyện cũng đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của du khách và phật tử gần xa. Quảng bá, xúc tiến kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Hương Tích, xây dựng hạ tầng du lịch, dịch vụ, xứng tầm với tiềm năng lợi thế của vùng “Hoan Châu đệ nhất danh lam”.
Ông Bùi Xuân Thập - Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh: Sở sẽ phối hợp để hướng dẫn giúp đỡ, tư vấn về nội dung và một số tiết mục trong các chương trình nghệ thuật, các hoạt động thể dục thể thao và quảng bá, giới thiệu về chùa Hương Tích đến bạn bè, du khách.
Cùng với việc chủ động xây dựng kế hoạch, huyện cũng đã giao các phòng, ban liên quan tùy theo chức năng nhiệm vụ cùng phối hợp chặt chẽ để đảm bảo lễ khai hội chùa Hương Tích mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2024 được thành công như mong đợi.
Tại buổi làm việc, đại biểu cũng đã tập trung thảo luận bàn các giải pháp để đảm bảo lễ hội diễn ra trang trọng; quy mô và hình thức phải phù hợp, có ý nghĩa; thu hút được đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái lễ phật và du xuân.
Chủ tịch UBND huyện Đặng Trần Phong phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Đặng Trần Phong cảm ơn những ý kiến đóng góp của Sở VH-TT&DL, huyện sẽ tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện kế hoạch tổ chức lễ hội. Quá trình triển khai thực hiện, huyện mong muốn được Sở VH-TT&DL tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ để tổ chức thành công lễ hội chùa Hương Tích.
Chùa Hương Tích nằm trên dãy núi Hồng Lĩnh (thuộc địa phận xã Thiên Lộc) được xây dựng từ đời nhà Trần (thế kỷ XIII), chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, gắn với truyền thuyết tu hành đắc đạo của công chúa Diệu Thiện.
Ngôi chùa này được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam” - thắng cảnh đẹp nhất xứ Nghệ Tĩnh. Chùa Hương Tích đã được chính quyền các cấp và các tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với nhiều hạng mục khang trang hiện đại nhưng không làm mất đi vẻ cổ kính của chùa gốc và cảnh quan thiên nhiên.
Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Khắp các tuyến đường ở khu dân cư nông thôn mới Hòa Thịnh (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã ngập tràn không khí tết, sự no ấm, bình yên hiện hữu trong từng nếp nhà, ngõ xóm.
Đến với cảnh sắc rực rỡ tại Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dịp xuân Ất Tỵ 2025, du khách sẽ được tham gia hội thi viết thư pháp, xem biểu diễn ca trù, trò Kiều, bói Kiều...
Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Xuất phát từ tấm lòng tận tâm vì cộng đồng, bà Trần Thị Tâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tình nguyện gánh trên vai 2 trọng trách: Bí thư Chi bộ kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO vinh danh, danh tiếng quê hương càng lan tỏa, qua đó mang hình ảnh và con người Hương Sơn (Hà Tĩnh) đến gần hơn với bạn bè trong và ngoài nước.
Đến thời điểm hiện tại, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã cơ bản hoàn tất các điều kiện cần thiết, đảm bảo cho Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp.
Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Lễ hội di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Hải Thượng Lãn Ông năm nay sẽ được huyện Hương Sơn phối hợp với Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh tổ chức từ ngày mồng 8 đến 15 tháng Giêng.
Những ngày này, không khí mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025 đã lan tỏa khắp các miền quê Hà Tĩnh, tạo nên khí thế sôi nổi, cổ vũ Nhân dân ra sức thi đua lao động, sản xuất.
Dù còn khá mới mẻ nhưng phong trào tập dưỡng sinh tâm thể đã phát triển mạnh mẽ, tạo nên một sân chơi bổ ích, lành mạnh cho người cao tuổi tại Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chương trình “Xuân ấm tình người” tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) là hoạt động mừng Đảng, mừng xuân ý nghĩa, đồng thời chung tay giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ năm 2025.
Chương trình “Xuân ấm tình người” ở huyện Cẩm Xuyên sẽ huy động các nguồn lực chung tay hỗ trợ người nghèo đón tết và đem đến cho người dân Hà Tĩnh "bữa tiệc" âm nhạc đặc sắc với sự tham gia của các ca sỹ nổi tiếng: Hữu Kiên, Đình Dũng, Thái Học
Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Hôm nay, trong những ngày đầu năm mới đầy khí thế, Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên Báo Hà Tĩnh lại được hội ngộ những người “gieo hạt” trên “cánh đồng xa” của mình trong tình cảm vô cùng thiết tha, trìu mến.
Bên cạnh du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, năm 2025, loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng là một trong những mũi nhọn của du lịch Hà Tĩnh.
Đêm nhạc là lời tri ân của quê hương Hà Tĩnh dành cho nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, người đương thời sâu nặng nghĩa tình với mảnh đất, con người núi Hồng, sông La.
Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã khép lại nhưng dư âm về tài năng, nhân cách của Đại danh y vẫn lan tỏa mãi trong lòng người dân Hà Tĩnh và muôn phương.
Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã tái hiện chân thực, xúc động chân dung cao đẹp về Đại danh y của dân tộc.
Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Phát huy giá trị di sản Hải Thượng Lãn Ông nói riêng, các giá trị di sản văn hóa nói chung, Hà Tĩnh luôn ưu tiên nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để đưa văn hóa phát triển toàn diện, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực to lớn trên hành trình phát triển bền vững.
Đến thắp hương tại khu mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), người dân và du khách gần xa thành kính tri ân công lao to lớn của Đại danh y đối nền y học, văn học nước nhà.
Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Du khách và người dân Hà Tĩnh có cơ hội hiểu hơn về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thông qua các hình ảnh, tư liệu tại 2 cuộc triển lãm, trưng bày di sản của Đại danh y.