Thạch Hà “thử lửa” đội ngũ cán bộ qua luân chuyển, biệt phái

(Baohatinh.vn) - Việc luân chuyển, biệt phái nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có môi trường rèn luyện, cống hiến, am hiểu thực tiễn, phát triển toàn diện; đồng thời, góp phần khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng ngành.

Thạch Hà “thử lửa” đội ngũ cán bộ qua luân chuyển, biệt phái

Tân Bí thư Đảng ủy thị trấn Thạch Hà Lê Văn Thuận tại lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.

Ngày 10/7, tại lễ công bố quyết định về công tác cán bộ do BTV Huyện ủy Thạch Hà tổ chức, ông Lê Văn Thuận - Trưởng phòng NN&PTNT, Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM huyện được chỉ định, luân chuyển về công tác tại thị trấn Thạch Hà; tham gia BCH Đảng bộ, BTV Đảng ủy, giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy thị trấn Thạch Hà, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hơn 17 năm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Thuận từng kinh qua các chức vụ: Phó Trưởng phòng NN&PTNT, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Thạch Hà, Trưởng phòng NN&PTNT...

Thạch Hà “thử lửa” đội ngũ cán bộ qua luân chuyển, biệt phái

Thị trấn Thạch Hà hôm nay.

“Lần đầu tiên được biệt phái, điều động về cơ sở không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực cố gắng, tranh thủ học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước; phát huy năng lực, sở trường từ quá trình công tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong đó, một trong những mục tiêu trọng tâm hiện nay là phấn đấu xây dựng thị trấn Thạch Hà cơ bản đạt đô thị loại IV; đây là tiêu chí góp phần đưa huyện Thạch Hà đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2024, đồng thời, thực hiện mũi đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXX đã đề ra” - tân Bí thư Đảng uỷ thị trấn chia sẻ.

Thạch Hà “thử lửa” đội ngũ cán bộ qua luân chuyển, biệt phái

Người dân xã Thạch Sơn tích cực hưởng ứng Ngày thứ 4 xây dựng NTM tại địa phương.

Là một trong những cán bộ huyện được điều động tạo dấu ấn đậm nét, nguyên Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn Đặng Hữu Diệu đã có 5 năm gắn bó với cơ sở (từ tháng 6/2018 - tháng 6/2023). Trước khi về Thạch Sơn, ông Diệu là Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM huyện. 5 năm trước, Thạch Sơn là 1 trong 3 xã cuối cùng của huyện Thạch Hà chưa về đích NTM, mới chỉ có 13 tiêu chí đạt chuẩn. Các tiêu chí chưa đạt gồm: giao thông, môi trường, khu dân cư NTM, cơ sở vật chất văn hoá... cần huy động nhiều nguồn lực và ngày công.

Sau khi nhận nhiệm vụ, Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch UBND xã Đặng Hữu Diệu xác định được việc quan trọng và cần làm ngay là thay đổi tư duy của người dân về xây dựng NTM; muốn bà con đồng thuận thì cán bộ phải làm gương, đảng viên phải đi trước. Cùng với việc quán triệt cho đội ngũ cán bộ xã, thôn, ông đã “đến từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, phá bỏ bụi rậm, vườn tạp; đồng thời, tranh thủ mọi nguồn lực, tiếp cận các chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn.

Thạch Hà “thử lửa” đội ngũ cán bộ qua luân chuyển, biệt phái

Các hộ nuôi tôm tại vùng nuôi Hà Lầm (xã Thạch Sơn, Thạch Hà) thu hoạch tôm xuân hè.

“Quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của bà con đã tạo khí thế sôi nổi trong xây dựng NTM. Các đoàn công tác của xã thường xuyên hỗ trợ ban công tác mặt trận thôn vận động chi hội, chi đoàn, các tổ liên gia ra quân hiến đất mở rộng hành lang để làm đường, chỉnh trang vườn tạp, trồng mới các tuyến hàng rào xanh, dọn vệ sinh môi trường... Nỗ lực ấy khiến Thạch Sơn thực sự thay da đổi thịt” - ông Nguyễn Đình Nga (thôn Vạn Đò, Thạch Sơn) ghi nhận.

Với cách làm quyết liệt, bài bản, chỉ sau 1 năm (tháng 6/2019), Thạch Sơn chính thức được công nhận là xã đạt chuẩn NTM. Sau 5 năm, xã đã huy động được hơn 350 tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Ghi nhận cho những nỗ lực vượt qua khó khăn, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, ngày 29/6/2023, ông Đặng Hữu Diệu chính thức được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy.

Thạch Hà “thử lửa” đội ngũ cán bộ qua luân chuyển, biệt phái

Đảng bộ xã Thạch Sơn ký kết phát động thi đua xây dựng Chi bộ 4 tốt giai đoạn 2023 - 2023.

Luân chuyển, biệt phái cán bộ là một trong những cách làm được huyện Thạch Hà triển khai hiệu quả suốt nhiều năm qua. Nhiệm kỳ 2016 - 2021, toàn huyện Thạch Hà có 13 cán bộ cấp huyện được luân chuyển về cơ sở; 10 cán bộ xã lên huyện và 22 lượt cán bộ luân chuyển giữa các cơ quan, đơn vị.

Mới đây nhất, ngày 18/5/2023, Huyện ủy Thạch Hà ban hành Quy định số 06-QĐ/HU về luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ thuộc diện BTV Huyện ủy quản lý. Theo đó, đối tượng luân chuyển là những cán bộ giữ chức vụ cấp trưởng không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp (8 năm trở lên) ở cùng một xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị; cán bộ được quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý; cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi); cán bộ nữ có năng lực, triển vọng được quy hoạch các chức danh Ủy viên BTV Huyện ủy; Phó chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND huyện...

Việc luân chuyển cán bộ được thực hiện theo nguyên tắc từ huyện về xã, thị trấn; luân chuyển ngang giữa các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị và từ cấp xã, thị trấn lên các cơ quan cấp huyện. Mỗi cán bộ luân chuyển trong thời gian tối thiểu là 3 năm, tối đa không quá 5 năm.

Tính từ khi Quy định số 06 có hiệu lực, tại Thạch Hà đã có 3 cán bộ huyện được điều động về xã, 5 cán bộ xã lên huyện và 2 cán bộ luân chuyển giữa các ngành.

Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Nguyễn Thị Nguyệt cho biết: Công tác luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ tại Thạch Hà thời gian qua đã đảm bảo được tính đồng bộ, liên thông giữa các cấp, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và các nội dung khác trong công tác cán bộ.

Mỗi cán bộ luân chuyển phải trong quy hoạch, có phẩm chất, năng lực và triển vọng phát triển. Giải quyết hài hòa giữa luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sử dụng nguồn cán bộ tại chỗ; vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trước mắt, vừa đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lâu dài, đảm bảo sự ổn định, phát triển chung của huyện cũng như các địa phương, cơ quan, đơn vị".

Chủ đề Điều động, Bổ nhiệm cán bộ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...