Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

(Baohatinh.vn) - Với hình thức chăn nuôi liên kết, mỗi năm, trại lợn quy mô 1.200 con/năm của gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh ở thôn 1 - Bồng Giang, xã Đức Giang (Vũ Quang - Hà Tĩnh) được Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam trả hơn 500 triệu đồng tiền công chăm sóc.

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

Năm 2012, sau khi được huyện giới thiệu mô hình chăn nuôi liên kết, gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh ở thôn 1 - Bồng Giang (xã Đức Giang) đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn hiện đại, có hệ thống làm mát bằng hơi nước và hệ thống bể biogas theo công nghệ của Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, với diện tích gần 1.000 m2, thả nuôi 600 con lợn thương phẩm/lứa.

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề nuôi lợn, ông Mạnh cho biết: Trong một lần đi tập huấn ở huyện, tôi biết đến mô hình chăn nuôi lợn liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam rất hiệu quả. May mắn lúc đó có chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện, gia đình đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi khép kín với chi phí gần 1 tỷ đồng, nuôi gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

Anh Nguyễn Xuân Tiến - con trai ông Mạnh cho biết, bằng công nghệ chăn nuôi hiện đại, sau 6 tháng nuôi, bình quân mỗi con lợn đạt trọng lượng khoảng 120 -130 kg. Trong quá trình nuôi, Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi..., còn gia đình chỉ việc chăm sóc theo hướng dẫn.

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

Hiện tại, gia đình anh Tiến đang nuôi 550 con lợn thịt, khoảng 1 tuần nữa sẽ xuất chuồng.

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

"Ở giai đoạn xuất chuồng, mỗi ngày đàn lợn tiêu thụ 1,8 tấn thức ăn. Nhờ chú trọng khâu chăm sóc nên đàn lợn luôn đạt các tiêu chí do phía công ty đặt ra" - anh Nguyễn Xuân Tiến cho biết.

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

Nuôi lợn theo hình thức liên kết đã giúp gia đình anh Tiến không phải lo lắng về dịch bệnh. Bởi hằng ngày, chỉ cần thấy những dấu hiệu bất thường từ đàn lợn là gia đình sẽ liên hệ với công ty để cử cán bộ kỹ thuật thú y về tận nơi khám, hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị.

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

Hệ thống uống nước tự động được đầu tư bài bản giúp đàn lợn phát triển khỏe mạnh.

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

Theo anh Tiến, trong quá trình nuôi phải chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần và thời gian ăn mới đảm bảo được tỷ lệ nạc và trọng lượng khi xuất bán.

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

Khâu vệ sinh chuồng trại cũng được gia đình thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, giúp chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ hơn.

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

Lợn tại trang trại gia đình anh Tiến được nuôi theo quy mô công nghiệp, chuồng kín, chủ động kiểm soát nhiệt độ bằng hệ thống làm mát, chất thải được xử lý triệt để. Do vậy, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, đồng thời hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt, năng suất cao và hạn chế sử dụng thuốc thú y, không dùng chất tạo nạc, chất cấm trong chăn nuôi thú y. (Trong ảnh: Hệ thống làm mát giúp điều hòa nhiệt độ khu vực nuôi).

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

Anh Nguyễn Xuân Tiến cho hay: Trang trại là một mắt xích trong chuỗi chăn nuôi khép kín được ký kết hợp đồng với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam nên luôn chủ động đầu ra, ít bị lệ thuộc vào giá cả thị trường. Đơn cử như năm 2018, giá thịt lợn trên cả nước xuống thấp, nhiều người dân điêu đứng nhưng trang trại của gia đình vẫn lãi đều mà không lo "rớt" giá vì đã ký kết bao tiêu sản phẩm.

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

Cũng theo anh Tiến, chăn nuôi lợn theo hướng liên kết tạo được sự an toàn so với chăn nuôi lợn truyền thống. Mỗi năm, gia đình nuôi 1.200 con, tổng năng suất đạt hơn 145 tấn lợn thịt/năm. Với hình thức nuôi liên kết này, gia đình được công ty trả công chăm sóc 4.000 đồng/kg, tính nhẩm cũng được hơn 500 triệu đồng/năm. Từ nguồn thu này giúp cuộc sống gia đình ngày một đi lên, có điều kiện giúp đỡ những gia đình khác có đam mê làm giàu từ chăn nuôi.

Thăm trại lợn đầu tư tiền tỷ ở huyện miền núi Vũ Quang

Chia sẻ bí quyết thành công, anh Tiến cho hay: Khi nuôi gia công phải luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, thực hiện theo đúng yêu cầu của đối tác đặt ra. Khi mình tự chăn nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn và giữ chữ tín trong giao dịch, nếu lóa mắt vì lợi nhuận mà làm ẩu chẳng khác gì tự hại mình.

Mô hình chăn nuôi lợn liên kết của gia đình ông Mạnh là mô hình tiêu biểu cho thu nhập cao trên địa bàn xã. Địa phương đang khuyến khích bà con đến tham quan, học tập kinh nghiệm để có thể nhân rộng, nâng cao thu nhập.

Ngoài việc chăm lo phát triển kinh tế, gia đình ông luôn gương mẫu trong việc thực hiện đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương trong chăn nuôi; tích cực giúp đỡ những hộ có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để họ vươn lên trong cuộc sống.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Đức Giang Phan Thị Lan

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.