Bạo lực đã nổ ra giữa người biểu tình Palestine và quân đội Israel ngày 30-3 khiến ít nhất 16 người Palestine chết, hàng trăm người bị thương.
Trước đó, hàng nghìn người Palestine, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, đã tới 6 khu vực khác nhau ở phía đông Dải Gaza, giáp biên giới với Israel để tham gia cuộc tuần hành hòa bình nhằm gửi thông điệp đến thế giới rằng người Palestine có các quyền hợp pháp, trong đó có quyền hồi hương.
Ngày đầu tiên của cuộc biểu tình đánh dấu "Ngày Đất đai" của người Palestine, khi chính quyền Israel tuyên bố tịch thu đất ở Galilee và Negev vào năm 1976, dẫn tới các cuộc biểu tình quy mô lớn của người Palestine tại Israel.
Trước tình hình trên, quân đội Israel đã ban bố tình trạng báo động và tăng cường lực lượng gần hàng rào biên giới với Dải Gaza nhằm ứng phó với nguy cơ an ninh, đặc biệt là việc người biểu tình phá hàng rào an ninh.
Xung đột nổ ra khi các binh sĩ Israel tại khu vực biên giới bắn hơi cay để ngăn cản đám đông biểu tình người Palestine tiến gần hàng rào biên giới. Nhiều người biểu tình sau đó đã ném đá vào các binh lính.
Binh lính Israel trên một điểm cao gần hàng rào biên giới Gaza - Israel ngày 30-3 - Ảnh: REUTERS
Thiết bị bay không người lái của Israel thả lựu đạn hơi cay xuống đám đông người Palestine ngày 30-3 - Ảnh: REUTERS
Đám đông Palestine hoảng loạn tìm chỗ trốn trong làn hơi cay - Ảnh: REUTERS
Một người phụ nữ Palestine tham gia biểu tình được đưa ra ngoài sau khi bị thương trong vụ đụng độ - Ảnh: REUTERS
Tang lễ của một người Palestine thiệt mạng trong cuộc biểu tình ngày 30-3 - Ảnh: REUTERS
Tại Mỹ Latinh, hàng chục người đã thiệt mạng trong một vụ bạo loạn kéo theo hỏa hoạn tại khu tạm giam của một đồn cảnh sát ở thành phố Valencia, bang Carabobo của Venezuela, ngày 28-3. Giới chức địa phương xác nhận đã có ít nhất 68 người thiệt mạng trong vụ việc này.
Người thân của một tù nhân tại khu tạm giam Valencia không kiềm được cảm xúc sau vụ bạo động - Ảnh: REUTERS
Rất nhiều người đã đổ về và tụ tập bên ngoài trại tạm giam trong tâm trạng lo lắng cho số phận của người thân bị giam giữ bên trong - Ảnh: REUTERS
Tang lễ cho một phạm nhân thiệt mạng trong vụ bạo động - Ảnh: REUTERS
Sinh viên đụng độ với cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình Santiago, Chile ngày 27-3, sau khi tòa hiến pháp Chile có các bước đi dẹp bỏ những di sản từ cuộc cải tổ môi trường đại học không học phí do cựu tổng thống Michelle Bachelet khởi xướng - Ảnh: AFP
Stevante Clark, anh trai của Stephon Clark, làm gián đoạn một cuộc họp đặc biệt tại tòa thị chính Sacramento, bang California ngày 27-3. Hàng trăm người đã tụ tập bên ngoài tòa thị chính, bày tỏ quan ngại và phản đối trước việc Stephon Clark bị cảnh sát Sacramento bắn chết - Ảnh: GETTY
Một em bé người Philippines với thanh kiếm đồ chơi đi trên một con đường ở thủ đô Manila ngày 26-3 - Ảnh: AFP
Mô hình khủng long T-Rex bắt lửa và bốc cháy dữ dội tại thành phố Canon, bang Colorado (Mỹ) - Ảnh: REUTERS
Bãi xe phế liệu gồm hàng nghìn chiếc Volkswagen và Audi tại Victorville, California. Tập đoàn Volkswagen AG cho biết đã bỏ ra hơn 7,4 tỉ USD để mua lại khoảng 350.000 xe bị lỗi và bảo quản chúng tại nhiều địa điểm trên khắp nước Mỹ - Ảnh: REUTERS
Tác phẩm của nhà điêu khắc người Mỹ Mark Jenkins trên nóc một tòa nhà ở London, Anh ngày 26-3. Đây là một phần trong "Dự án 84" của Mark Jenkins kêu gọi tăng cường nhận thức về tỉ lệ tự tử trong nam giới tại Vương quốc Anh - Ảnh: REUTERS
Một người đàn ông đeo mặt nạ trong lễ hội hóa trang ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc ngày 24-3 - Ảnh: GETTY
Người dân bơi thuyền dạo chơi và ngắm hoa anh đào tại công viên Chidorigafuchi ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản - Ảnh: REUTERS