Thêm 580.000 liều vaccine AstraZeneca về tới sân bay Tân Sơn Nhất

Tính đến nay, đã có hơn 5,7 triệu liều vaccine của AstraZeneca được chuyển đến Việt Nam thông qua hợp đồng đặt mua trước, Cơ chế COVAX, và viện trợ song phương giữa chính phủ các nước...

Thêm 580.000 liều vaccine AstraZeneca về tới sân bay Tân Sơn Nhất

Vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca/Oxford. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sáng 9/7, có thêm 580.000 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca vừa được hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất , để hỗ trợ khẩn cấp cho đợt bùng phát dịch thứ tư tại Việt Nam.

Đây là lần giao vaccine thứ ba trong hợp đồng của Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt mua trước 30 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford. Thỏa thuận được ký kết vào tháng 11 năm 2020 giữa AstraZeneca Việt Nam, Bộ Y tế và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC).

Tính đến nay, đã có hơn 5,7 triệu liều vaccine của AstraZeneca được chuyển đến Việt Nam thông qua hợp đồng đặt mua trước, Cơ chế COVAX, và viện trợ song phương giữa chính phủ các nước...

Đây là loại vaccine COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng và cung cấp với số lượng lớn tại Việt Nam, để hỗ trợ chương trình tiêm chủng quốc gia của Chính phủ và Bộ Y tế.

Ông Nitin Kapoor - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, AstraZeneca Việt Nam và các Thị trường Châu Á mới nổi cho biết sẽ tiếp tục hợp tác với Bộ Y tế, WHO, UNICEF và các đối tác để cung cấp thêm hàng triệu liều cho Việt Nam trong những tháng tới nhằm hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, mở lại biên giới và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế.

Chuyến đưa vaccine về lần này đánh dấu sự gia tăng năng lực cung ứng của AstraZeneca cho châu Á - Thái Bình Dương, thông qua bảy chuỗi cung ứng được thiết lập trong khu vực. Công ty đang nhanh chóng mở rộng năng lực sản xuất để cung ứng cho các nước trong khu vực, song song với việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Mỗi lô vaccine trải qua hơn 60 thử nghiệm kiểm soát chất lượng khác nhau trong suốt quá trình từ giai đoạn sản xuất đến tiêm chủng.

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã có tác động lớn trên bình diện toàn cầu, giúp cứu sống hàng chục nghìn người kể từ đầu năm nay. Vaccine đã được chứng minh là dung nạp tốt và có hiệu quả cao trong việc chống lại tất cả các mức độ nghiêm trọng của bệnh trong các thử nghiệm lâm sàng và môi trường đời thực.

Dữ liệu gần đây của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) cũng chứng minh rằng hai liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca có hiệu quả 92% trong việc giảm số ca nhập viện do biến thể Delta...

AstraZeneca cam kết cung cấp vaccine COVID-19 một cách rộng rãi, bình đẳng và phi lợi nhuận trên khắp thế giới trong giai đoạn đại dịch. Vaccine đã được cấp phép lưu hành có điều kiện hoặc sử dụng khẩn cấp tại hơn 80 quốc gia trên sáu lục địa.

Hơn 600 triệu liều vaccine COVID-19 AstraZeneca đã được cung cấp cho 168 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm hơn 100 quốc gia thông qua Cơ chế COVAX./.

Tính tới nay, Việt Nam tiếp nhận tổng cộng hơn gần 6,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó gần 2,5 triệu liều do COVAX Facility hỗ trợ, gần 1 triệu liều đặt mua thông qua công ty VNVC, khoảng 2,5 triệu liều vaccine do các nước tặng, hơn 97.000 liều vaccine đặt mua của Pfizer/BioNTech.

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 8/7/2021, tổng cộng cả nước đã thực hiện tiêm khoảng 3,9 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca , góp phần bảo vệ các lực lượng tuyến đầu và các nhóm ưu tiên.

Theo T.G (Vietnam+)

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.