Thơm ngon cá thu nướng Xuân Hội

(Baohatinh.vn) - Từ khi những con tàu vỏ thép ở Xuân Hội (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) mang những con cá thu từ đại dương trở về thì người dân nơi đây đã có thêm sản phẩm mới để chế biến mang lại lợi nhuận cao.

thom ngon ca thu nuong xuan hoi

Cá thu nướng ở Xuân Hội được khách hàng ưa chuộng.

Cơ sở thu mua, chế biến hải sản Hiền Ngân ở thôn Hội Thái được xem là lớn nhất nên hầu như khi nào cũng tấp nập người vào ra mua, bán. Anh Nguyễn Xuân Hiền - chủ cơ sở cho biết: Trước đây, cơ sở của anh phải đi thu mua các loại hải sản ở khắp nơi, nhất là cá thu phải đến tận các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An về bán sỉ, lẻ cho khách hàng. Nhưng từ khi những con tàu vỏ thép ở Xuân Hội mang sản phẩm cá thu từ đại dương trở về, anh mạnh dạn đầu tư tủ cấp đông hơn 80 m3, trị giá gần 500 triệu đồng.

Từ ngày đầu tư tủ cấp đông, anh trữ được hàng chục con cá thu loại 5-7 kg/con để bán dần cho khách hàng. Mang lại hiệu quả cao vẫn là cá thu nướng. Những con cá thu tươi ngon được xẻ thịt, cắt thành miếng đều nhau rồi nướng bằng than.

Tính ra, một con cá thu khoảng 5 kg khi nướng chỉ còn gần 4 kg. Do hao hụt nên cá nướng sẽ được tính thêm từ 10 - 12 giá so với cá tươi. Những miếng cá thu nướng rất được người dân ưa chuộng vì dễ bảo quản, lại thơm ngon, mỗi kg giá từ 300 - 400 nghìn đồng. Có ngày cơ sở của anh nướng 4-5 tạ cá thu để xuất khẩu sang Trung Quốc.

thom ngon ca thu nuong xuan hoi

Một con cá thu đạt yêu cầu là mắt còn sáng, thịt trắng.

Để cá thu nướng được thơm ngon thì theo chị Phùng Thị Tuyền - chủ cơ sở thu mua và chế biến hải sản Dũng Tuyền ở thôn Hội Thành 1, yêu cầu đầu tiên là cá phải tươi. Để mua được cá tươi, các hộ làm nghề phải đặt hàng trước cho các tàu vỏ thép. Một con cá thu đạt yêu cầu là mắt còn sáng, thịt trắng. Cá đã ươn thì nướng lên thịt sẽ bở, không có mùi thơm.

Để miếng cá không bị cháy, dính gỉ sắt, người nướng cá ở Xuân Hội còn có một bí quyết riêng. Trước khi nướng, họ sẽ cho thanh thép vào ống đu đủ hoặc lá dừa đã rửa sạch xung quanh thanh sắt. Những thanh sắt này sau đó sẽ được xếp ngay ngắn lên bếp than đỏ rực. Người nướng chỉ việc xếp các miếng cá lên và trở đều tay.

Xuân Hội là địa phương có nhiều tàu vỏ thép nhất tỉnh được đóng theo Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ. Những con tàu hàng ngày rẽ sóng vươn khơi tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ đánh bắt “độc” cá thu. Hàng tấn cá thu tươi rói của ngư dân Xuân Hội có giá trị kinh tế cao.

Anh Trần Quốc Bình - thuyền trưởng một tàu vỏ thép cho biết: “Từ ngày sở hữu con tàu vỏ thép, mang về nhiều cá thu, bà con ngư dân Xuân Hội hết sức phấn khởi bởi có thêm một “đặc sản” mới từ biển cả. Nhưng điều quan trọng hơn đó là nhiều cơ sở thu mua, chế biến cá thu có thêm thu nhập đáng kể”.

Trước đây, các tàu thuyền đều mang hàng sang tận cảng Cửa Hội (Nghệ An) để tiêu thụ bởi dịch vụ hậu cần nghề cá ở đây phát triển mạnh, sức tiêu thụ cao nên rất dễ bán. Nhưng vài năm gần đây, ở Xuân Hội đã hình thành nhiều điểm thu mua cá thu và nghề nướng cá thu mang lại thu nhập cao nên sản phẩm của ngư dân hầu hết được tiêu thụ tại đây.

Các cơ sở thu mua, chế biến hải sản ở Xuân Hội, đặc biệt là sản phẩm cá thu nướng đang dần phát triển. Song, về lâu dài thì sản phẩm cá thu nướng rất cần được xây dựng thương hiệu, đóng gói cẩn thận, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để có thể đến được với khách hàng gần xa.

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),