Thông tin mới về vụ ngộ độc thực phẩm ở Lai Châu

Theo thông tin mới nhất từ lãnh đạo tỉnh Lai Châu, đến trưa 14/2, đã có thêm 2 người tử vong, đưa số người chết trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm lên 8 người...

Sáng 14/2, đoàn công tác gồm một đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo các Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ủy ban Nhân dân và các phòng, ban chuyên môn của huyện Phong Thổ đã có mặt tại xã Ma Ly Chải để nắm bắt tình hình, chỉ đạo cấp cứu người và khắc phục hậu quả vụ nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra trên địa bàn.

thong tin moi ve vu ngo doc thuc pham o lai chau

Bệnh nhân Phu A Sử, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.( Ảnh: Công Hải/TTXVN)

Nhận định ban đầu của lực lượng Công an, Pháp y tỉnh, nguyên nhân các nạn nhân tử vong có khả năng do ngộ độc thực phẩm, chưa phát hiện dấu hiệu tội phạm.

Lực lượng y tế Lai Châu đã thu giữ các mẫu thực phẩm để xét nghiệm. Các lực lượng chức năng và chính quyền huyện, xã đang tiến hành tuyên truyền để người dân trên địa bàn không sử dụng thực phẩm nghi vấn và ổn định tình hình, tránh dư luận xuyên tạc. Công tác khám nghiệm tử thi được bắt đầu từ 24 giờ ngày 13/2.

Theo lời khai của các nhân chứng, tại đám tang, các nạn nhân có uống rượu mua tại xã biên giới Sì Lở Lầu và ăn kẹo do Trung Quốc sản xuất. Tất cả đều có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đau bụng, giãn đồng tử và tử vong.

Trước đó, ngày 10/2, gia đình ông Phu Vần Lẻng (sinh năm 1957, dân tộc Hà Nhì, ở bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, Lai Châu) tổ chức ăn cơm uống rượu. Đến tối, ông Lẻng có triệu chứng đau đầu, buồn nôn và tử vong lúc 22 giờ cùng ngày.

Sau khi ông Lẻng tử vong, gia đình tổ chức hậu sự, nhân dân trong bản đến ăn cơm, uống rượu trong các ngày 11, 12, 13/2 theo phong tục địa phương.

Ngày 13/2 đã xảy ra hiện tượng nhiều người bị đau đầu, đau bụng, buồn nôn, giãn đồng tử rồi tử vong.

6 người tử vong gồm Chang Mờ Giá (sinh năm 1962), Chang A Bù (sinh năm 1979), Ly Xá De (sinh năm 1982), Chang A Lù (sinh năm 1967), Ma Già Pô (sinh năm 1978), Chang Dì Xa (sinh năm 1982).

Các nạn nhân cùng là người Hà Nhì, hầu hết cùng ở bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải. Trong số 6 người tử vong, có người chết tại nhà, có người tử vong trên đường đi cấp cứu, có người tử vong sau khi cấp cứu, có người tử vong khi đang làm nương.

Ngoài ra, 15 người khác bị ảnh hưởng đã được đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế các tuyến huyện, tỉnh; bốn người đã được cho về nhà.

Theo thông tin mới nhất từ lãnh đạo tỉnh Lai Châu, đến trưa 14/2, đã có thêm 2 người tử vong, đưa số người chết trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm lên 8 người./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.