"Thủ phủ" lá dong ở Hà Tĩnh rộn ràng vào vụ Tết

(Baohatinh.vn) - Từ cuối tháng 11 âm lịch, các vườn lá dong ở thôn Vĩnh Phúc, xã Quang Vĩnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã được thương lái mua khoán cả vườn.

bqbht_br_8.jpg
Thôn Vĩnh Phúc (xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ) được xem là thủ phủ lá dong của Hà Tĩnh. Hiện toàn thôn có hơn 100 hộ dân trồng lá dong theo quy mô vừa và nhỏ trên tổng diện tích gần 20 ha.
Các vườn lá dong tại thôn Vĩnh Phúc đều nằm ở vùng thấp trũng, có cây cối cao bao xung quanh. Nguyên nhân là do lá dong khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (đặc biệt vào mùa hè) sẽ bị khô lá, không thể sử dụng để gói bánh.

Các vườn lá dong tại thôn Vĩnh Phúc đều nằm ở vùng thấp trũng, có cây cối cao bao xung quanh. Nguyên nhân là do lá dong khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (đặc biệt vào mùa hè) sẽ bị khô lá, không thể sử dụng để gói bánh.

bqbht_br_6.jpg
Những ngày này, nhiều vườn lá dong ở thôn Vĩnh Phúc đã được thương lái tìm tới và mua khoán cả vườn. Hiện có hơn 50% hộ dân ở đây bán khoán cho thương lái. Theo khảo sát, năm nay lá dong được bán với giá trung bình khoảng 60 nghìn đồng/100 lá. Bên cạnh các hộ dân cắt lá bán lẻ thì một số gia đình chỉ áng chừng sản lượng và bán khoán cả vườn cho thương lái.
bqbht_br_2.jpg
Đang tất bật kiểm tra vườn lá dong trước khi bàn giao cho khách, bà Nguyễn Thị Thư (87 tuổi, trú thôn Vĩnh Phúc) cho biết: "Gia đình tôi có 300m2 trồng lá dong. Năm nay lá đẹp nhưng mọc thưa hơn so với năm ngoái vì gia đình không có điều kiện chăm sóc kỹ càng. Thời điểm đầu tháng, có thương lái tới trả giá 3 triệu đồng cho cả vườn nên tôi đồng ý bán luôn, ước tính có khoảng 5.000 - 6.000 lá".
bqbht_br_1.jpg
Sở hữu vườn lá dong với sản lượng ước chừng hơn 15.000 lá, ông Hoàng Văn Tập (77 tuổi, trú thôn Vĩnh Phúc) cũng đang tất bật kiểm tra vườn hằng ngày, loại bỏ các lá hỏng để chờ thương lái tới thu mua. Năm nay, để đỡ công thu hoạch, ông dự định bán khoán cho thương lái với giá từ 6,5 - 7 triệu đồng cả vườn.
bqbht_br_5.jpg
Lá dong ở thôn Vĩnh Phúc được trồng trên đất phù sa nên màu xanh mướt, sau khi cắt thường không úa vàng. Các loại bánh gói bằng lá dong vùng này khi nấu luôn giữ màu xanh, hương thơm của lá hòa quyện vào bánh tạo nên vị đặc trưng. Cây dong cho thu hoạch 3 vụ một năm, song nhiều chủ vườn ở thôn Vĩnh Phúc thường giữ lại để bán chính dịp tết Nguyên đán, bởi nếu cắt lá nhiều lần sẽ khiến cây bị còi cọc, chậm sinh trưởng.
bqbht_br_4.jpg
Thay vì tự thu hoạch, phân loại rồi cột thành từng bó theo số lượng để nhập lẻ cho khách thì ngay từ ngày 2/12 (âm lịch), gia đình bà Lê Thị Quế (75 tuổi) đã bán 2 vườn lá dong có tổng diện tích khoảng 1 sào với giá 13 triệu đồng cho thương lái. Từ cuối tháng 11 âm lịch, lá dong ở thôn Vĩnh Phúc đã được thương lái tìm đến để thương lượng mức giá, nhập dần cho nhiều tiệm làm bánh chưng, bánh tét... ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.
bqbht_br_7.jpg
Ở thôn Vĩnh Phúc, mặc dù trồng cây dong không phải là nghề chính song mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với nhiều loại cây trồng khác. Không chỉ giúp người dân có thêm thu nhập, nghề trồng cây dong tại thôn Vĩnh Phúc còn được xem là một nét văn hoá của người dân nơi đây.

Lá dong được người dân thôn Vĩnh Phúc trồng từ lâu đời, là một trong những loại hình kinh tế nông nghiệp giúp bà con nơi đây thoát nghèo. Vào vụ Tết, mỗi gia đình trồng lá dong trên địa bàn đều có thu nhập ổn định, hộ thấp nhất thu từ 3 - 5 triệu đồng, còn cao có thể lên tới hàng chục triệu đồng.

Do đây là loại cây tương đối dễ chăm sóc, cho thu hoạch vào dịp cận Tết nên ngày càng có nhiều hộ trên địa bàn, đặc biệt là thôn Vĩnh Phúc đưa vào trồng ngay trong vườn hộ. Ngoài ra, lá dong trồng ở đây cũng có màu xanh, độ mềm, kích thước vừa phải cùng mùi thơm đặc trưng khi nấu lên nên được khách hàng ưa dùng.

Ông Nguyễn Quang Việt - Chủ tịch UBND xã Quang Vĩnh

Chủ đề Chào năm mới 2025

Đọc thêm

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.
“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.