Thương lái “giành nhau” cá cháo đầu mùa

(Baohatinh.vn) - Đặc sản cá cháo xuất hiện tại vùng biển ngang Nghi Xuân (Hà Tĩnh) những ngày qua được thương lái “giành nhau” từng con, thu mua với giá cao để bán ra thị trường.

Thương lái “giành nhau” cá cháo đầu mùa

8 giờ sáng, tại vùng biển ngang xã Xuân Yên (Nghi Xuân) nhiều thương lái đã chờ sẵn trên bờ ngóng chờ thuyền đánh bắt cá cháo cập bến.

Thương lái “giành nhau” cá cháo đầu mùa

Mấy ngày gần đây, vùng biển ngang Nghi Xuân đã xuất hiện nhiều cá cháo. Loại hải sản này đầu mùa được khách hàng ưa chuộng nên thương lái mua với giá cao.

Thương lái “giành nhau” cá cháo đầu mùa

Chị Bảo Trang – tư thương ở thôn Yên Hải, xã Xuân Yên cho biết: 3 ngày gần đây nhiều tàu thuyền đã “trúng” cá cháo. Đầu mùa đắt khách các tư thương phải giành nhau mới mua được.

Thương lái “giành nhau” cá cháo đầu mùa

Cá cháo đầu mùa chưa có nhiều, để mua được có khi tôi phải trả giá cao. Mỗi ngày tôi gom từ các thuyền từ 30 – 40 kg cá về bán cho các nhà hàng trên địa bàn huyện Nghi Xuân” – chị Trang cho hay.

Thương lái “giành nhau” cá cháo đầu mùa

Gần trưa, các tàu thuyền bắt đầu nối đuôi nhau cập bến. Cá cháo cùng các loại hải sản khác được bà con ngư dân đưa xuống bán cho thương lái ngay tại bờ biển.

Thương lái “giành nhau” cá cháo đầu mùa

Ngư dân Phạm Văn Quang ở thôn Yên Liệu, xã Xuân Yên cho biết: So với năm ngoái, năm nay cá cháo xuất hiện muộn hơn. Thông thường cá cháo bắt đầu có từ tháng 9 cho đến tháng 12 âm lịch .

Thương lái “giành nhau” cá cháo đầu mùa

Những ngày qua, thuyền của tôi khai thác được gần 25 kg cá cháo/ngày. Mỗi kg có giá 140 – 160 nghìn nhưng khi tàu vừa cập bến, thương lái đã vây kín. Cứ tàu nào có cá cháo là bán hết ngay khi đưa vào bờ” – ông Quang phấn khởi nói.

Thương lái “giành nhau” cá cháo đầu mùa

Theo ngư dân địa phương, bắt đầu từ 4 giờ sáng các tàu thuyền đã rẽ sóng vươn khơi. Khi cách bờ chừng 1 – 2 hải lý, ngư dân buông lưới. 30 phút sau những con cá cháo tươi rói mắc lưới được gỡ ra bảo quản ngay trên thuyền.

Thương lái “giành nhau” cá cháo đầu mùa

Đánh bắt cá cháo thường gần bờ, chỉ tầm 4-5 tiếng đồng hồ là các tàu thuyền quay về để kịp bán cho các thương lái mang đi tiêu thụ. Cá cháo hiện bán giá cao, tính ra mỗi tàu “kiếm” được trên dưới 1 triệu đồng chỉ sau ít giờ ra khơi.

Thương lái “giành nhau” cá cháo đầu mùa

Chị Nhung, một thương lái chuyên bán hàng hải sản ở chợ Cương Gián chia sẻ: Cá cháo được cho là món “đặc sản” nên cũng rất nhiều người ưa chuộng. Tôi bán nhiều loại hải sản nhưng cá cháo vẫn được xem là “hút” khách nhất vào thời điểm này.

Thương lái “giành nhau” cá cháo đầu mùa

Cũng theo chị Nhung, cá cháo ở vùng biển ngang Nghi Xuân được đánh giá ngọt thịt, mềm xương hơn ở những nơi khác nên được người dân và thương lái thu mua tại chân thuyền.

Khi tiết trời chuyển sang đông là bắt đầu vào mùa cá cháo (một số vùng gọi là cá khoai). Vào mùa cá cháo, bà con ngư dân trên địa bàn huyện Nghi Xuân có khoảng 80% tàu thuyền công suất từ 20CV trở xuống phù hợp với nghề này, mang lại thu nhập khá tốt cho ngư dân vùng bãi ngang nơi đây.

Ông Lê Anh Đức - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.