Tỉ lệ sinh trên 2 con ở Hà Tĩnh giảm 2,37%

(Baohatinh.vn) - Từ đầu năm 2023 đến nay, tỷ lệ sinh trên 2 con ở Hà Tĩnh giảm 2,37%, tỷ số giới tính khi sinh giảm 6,68 điểm % so với cùng kỳ. Đây là động lực để ngành dân số hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Tỉ lệ sinh trên 2 con ở Hà Tĩnh giảm 2,37%

Huyện Kỳ Anh đã phủ sóng chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở 100% xã: (Ảnh chụp tại xã Kỳ Thượng).

Với sự chủ động trong công tác tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, năm 2023, ngành dân số huyện Kỳ Anh đã được bố trí nguồn kinh phí 286 triệu đồng. Đây là nguồn kinh phí dành cho cho các chương trình hoạt động của công tác dân số và thực hiện chế độ động viên khích lệ đội ngũ cán bộ dân số cơ sở.

Từ nguồn kinh phí này, ngay từ đầu năm, chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGGD đã được triển khai tại 20/20 xã của toàn huyện, đồng thời công tác tuyên truyền vận động đã được đẩy mạnh, sát tận với người dân.

“Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số đã đến từng nhà rà soát, thống kê lập danh sách các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa thực hiện các biện pháp tránh thai để tuyên truyền, vận động. Trung tâm y tế huyện phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) tăng cường vật tư y tế, đội ngũ cán bộ phục vụ người dân. Chiến dịch chăm sóc sức khỏe trên địa bàn cũng đã thu hút đông đảo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tham gia...”, chị Lê Thị Xuân Hương - Trưởng Phòng Dân số truyền thông (Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh) thông tin.

Tỉ lệ sinh trên 2 con ở Hà Tĩnh giảm 2,37%

Cộng tác viên dân số đến từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền, vận động về các nội dung liên quan.

Từ sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là nỗ lực duy trì chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ qua từng năm, công tác dân số ở huyện Kỳ Anh đã có nhiều chuyển biến tích cực.

6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ sinh trên 2 con ở huyện Kỳ Anh là 34,33% (giảm 3,38% so với cùng kỳ năm 2022); tỷ số giới tính khi sinh còn 93,82 bé trai/100 bé gái (giảm 27,12 điểm % so với cùng kỳ 2022).

Tỉ lệ sinh trên 2 con ở Hà Tĩnh giảm 2,37%

Đông đảo người dân thị trấn Thiên Cầm đến trạm y tế để được chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

Những ngày này, đội ngũ cán bộ dân số huyện Cẩm Xuyên cũng đang rất lạc quan với công việc của mình, bởi những nỗ lực của họ trong việc thực hiện mục tiêu ổn định quy mô dân số đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Từ đầu năm 2023 lại nay, tỷ lệ sinh trên 2 con ở Cẩm Xuyên còn 28,71% (giảm 8,96% so với cùng kỳ năm 2022); tỷ số giới tính khi sinh còn 98,34 bé trai/100 bé gái (giảm 11,39 điểm % so với cùng kỳ năm 2022).

Chị Nguyễn Thùy Phong - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Cẩm Xuyên cho biết: “Với sự quan tâm của huyện trong việc phân bổ nguồn kinh phí hoạt động, trung tâm đã tăng cường các hoạt động về với cơ sở, ưu tiên các vùng có mức sinh cao, vùng biển…. Cùng với tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, công tác dân số còn được sự quan tâm, vào cuộc tích cực của đội ngũ cán bộ thôn, xóm. Theo đó, các cuộc hội họp, sinh hoạt của khối đoàn thể, thôn, khối phố cũng đã trở thành một diễn đàn, kênh thông tin đưa chủ trương, chính sách về công tác dân số vào cuộc sống”.

Tỉ lệ sinh trên 2 con ở Hà Tĩnh giảm 2,37%

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà tư vấn, phát thuốc cho người dân.

Bên cạnh các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, nhiều địa phương trên toàn tỉnh đã có sự chuyển biến đáng ghi nhận trong công tác dân số. Đó là huyện Thạch Hà với tỷ lệ sinh trên 2 con chỉ còn 24,65% (giảm 7,13%); thị xã Kỳ Anh tỷ lệ sinh trên 2 con là 34,95%, (giảm 4,37%). Đặc biệt, huyện Lộc Hà - một trong những điểm nóng về tỷ lệ sinh trên 2 con cũng bắt đầu “hạ nhiệt” với tỷ lệ 31,57% (giảm 7,25% so với cùng kỳ năm trước).

Tính chung từ đầu năm 2023 đến nay, tỷ lệ sinh trên 2 con ở Hà Tĩnh giảm 2,37%, tỷ số giới tính khi sinh giảm 6,68 điểm % so với cùng kỳ. Những con số mang đầy niềm vui ấy đã tạo thêm động lực cho đội ngũ cán bộ dân số ở các địa phương nói riêng và Hà Tĩnh nói chung trên hành trình thực hiện mục tiêu ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số.

Dù gặp khó khăn khi các nguồn ngân sách, chương trình dự án bị cắt giảm, nhưng với sự chủ động trong công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch, sự quan tâm của các địa phương nhiều hoạt động của ngành vẫn được duy trì thực hiện tốt. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các địa phương trên toàn tỉnh đều đã phân bổ nguồn ngân sách cho hoạt động dân số.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã có 8 huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Đây chính là sự nỗ lực lớn, quan trọng để ngành dân số Hà Tĩnh tiến tới hoành thành mục tiêu ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số.

Chị Hoàng Thị Thùy Dương – cán bộ Phòng Nghiệp vụ dân số, Chi cục DS/KHHGĐ.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.