“Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...”

(Baohatinh.vn) - Những ngày tháng 6, người Hà Tĩnh có chung một niềm thương nhớ. Niềm thương nhớ mang tên Hồ Chí Minh. Niềm thương nhớ ấy bắt nguồn từ một ngày mùa hè ngan ngát hương sen khi Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh. Niềm thương nhớ như một chiếc đàn trong ký ức của nhiều thế hệ, bất kỳ lúc nào chạm vào cũng ngân lên những giai điệu xúc động và tự hào...

“Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...”

Sáng 15/6/1957, Bác Hồ đã về thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu

65 mùa hè đã qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Hà Tĩnh nhưng những lời Bác dạy như vừa mới hôm qua, đó là mạch nguồn sâu lắng, dẫn bước nhiều thế hệ cán bộ, Nhân dân Hà Tĩnh. Trong sâu thẳm tâm hồn người Hà Tĩnh, trong hành trình phát triển của quê hương, chuyến thăm và làm việc của Bác Hồ đã trở thành di sản thiêng liêng, trở thành sức mạnh tinh thần lớn lao để đất và người Hà Tĩnh luôn tự tin “nguyện cùng Người vươn tới mãi”. Và khi nghĩ đến điều này, tôi lại muốn tách những câu thơ trong bài thơ “Sáng tháng Năm” của Tố Hữu “làm của riêng” cho sự kiện ngày 15/6/1957 trên quê hương Hà Tĩnh:

Giọng của Người, không phải sấm trên cao

Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước

Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước

Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...

Giọng nói ấm áp của vị Cha già dân tộc vang lên trên quê hương Hà Tĩnh trong những ngày vùng đất này gặp những khó khăn trong công tác sửa sai, trong việc tìm đường xây dựng đời sống mới đã làm cho người dân thêm vững tâm hơn. Không có hạnh phúc nào bằng, khi đang loay hoay tìm đường lại được lãnh tụ “cầm tay” dắt dẫn. Mỗi câu nói của Người, như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước” của toàn thể Nhân dân Hà Tĩnh.

Bác Hồ với trái tim nhân hậu, ân cần, với tầm nhìn xa trông rộng, luôn luôn vì nước vì dân đã chọn để khen, chê, động viên, khích lệ đúng người, đúng việc, đúng trọng tâm và đúng tầm. Giọng nói đượm âm sắc Nghệ Tĩnh nhuốm màu gió bụi đường trần của Bác trở nên thật đặc biệt. Đó là tiếng nói vô cùng gần gũi, thân thương, nhẹ nhàng mà kiên quyết, từ tốn mà sâu sắc. “Tiếng ngày xưa” ấy đến nay và vẫn còn nguyên giá trị.

“Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...”

Bác Hồ nói chuyện với đại biểu và các tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh ngày 15/6/1957. Ảnh tư liệu

Những khen chê của Bác có vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách, đường lối nhưng cũng có những vấn đề trong đời sống sinh hoạt thường ngày và tất cả đều rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Người đã dạy, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh phải biết chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; phải mở rộng phê bình, tự phê bình; phải nêu cao ý thức xây dựng và giữ gìn đoàn kết, thống nhất nội bộ; nêu cao ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân; phải tích cực trong thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Người quan tâm đến thương binh, người già và trẻ nhỏ; dạy cách sửa sai, xây dựng kinh tế…

Trong hơn 2.000 cán bộ, đảng viên, ĐVTN, bộ đội và một số đồng bào thị xã vinh dự được đến nghe Bác nói chuyện trực tiếp vào ngày 15/6/1957 ấy, hầu như không một ai không ghi nhớ những lời Người căn dặn.

Nhiều người dân Hà Tĩnh dẫu không được gặp Bác trong ngày Người về thăm nhưng cũng đã ghi nhớ sự kiện đó bằng niềm tự hào sâu sắc. Để bây giờ, mỗi dịp tháng 6 về, họ lại có cách mở lại ký ức của riêng mình. Người thì nhớ lại từng kỷ niệm được gặp Bác trong đời, người thì nhớ lại ký ức ngày 15/6/1957 khi được phân công các nhiệm vụ tổ chức đón Bác Hồ, người thì dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh… Tất cả đều như để nói với thời gian, với các thế hệ trẻ rằng, Bác Hồ kính yêu còn sống mãi trong mỗi bước đi của dân tộc, sống mãi trong niềm kính yêu của đồng bào Việt Nam nói chung, Nhân dân Hà Tĩnh nói riêng.

Lời Người hôm ấy cũng đã sớm được truyền lại cho toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân Hà Tĩnh, trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động. Sau sự kiện Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, các phong trào thi đua đã diễn ra sôi nổi khắp các địa phương, cơ quan, trường học với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc. Những trang sử vẻ vang của quê hương Hà Tĩnh lại tiếp tục được viết lên bởi nhiều lực lượng.

Vâng theo lời dạy: “Chúng ta phải sẵn sàng vì miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà” của Bác trong cuộc gặp mặt các đại biểu tại Hội nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh, suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, 92.913 thanh niên đã lên đường nhập ngũ (chiếm 10% dân số lúc đó), 334.128 lượt người đi dân công hỏa tuyến, 10.636 thanh niên xung phong; 13.024 người đã anh dũng hy sinh trên chiến trường.

“Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...”

Lực lượng dân công hoả tuyến lấp hố bom của địch, mở đường mới cho xe ra chiến trường tại khu vực ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh). Ảnh: Văn Sắc/TTXVN

Những con số đó khẳng định tinh thần hy sinh, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân Hà Tĩnh. Trong hào khí đó có một phần quan trọng được kiến thiết, gợi mở từ chuyến thăm và làm việc năm 1957 của Bác. Và rồi, từ trong gian khổ, ác liệt của chiến tranh, nhiều tên đất, tên làng, tên người đã trở thành biểu tượng cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó là một Đồng Lộc lẫm liệt, một núi Nài hiên ngang; đó là 10 nữ anh hùng thanh niên xung phong quả cảm, là những La Thị Tám, Vương Đình Nhỏ, Uông Xuân Lý, Võ Triều Chung… dũng cảm, mưu trí trước giặc thù...

Song song với nhiệm vụ chống giặc, vâng lời Bác dạy, Hà Tĩnh cũng đã nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, thực hiện tốt các kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy mà những khó khăn của chiến tranh, của thời kỳ hậu chiến không làm khó được người dân Hà Tĩnh.

Trong những trang sử của quê hương như vẫn còn hừng hực khí thế ra trận, như vẫn còn những giọt mồ hôi ấm nóng của quyết tâm xây dựng KT-XH trong giai đoạn hậu chiến, giai đoạn đổi mới và tái lập tỉnh; như vẫn nguyên hào khí của những ngày dựng xây nền móng các ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp với nhiều kế hoạch, công trình mà điểm nhấn còn mãi tươi xanh là đại thủy nông Kẻ Gỗ…

“Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...”

Hồ Kẻ Gỗ hôm nay. Ảnh: Đình Nhất

Từ những lời dạy ân cần, tỉ mỉ, thiết tha, trách nhiệm và đầy kỳ vọng của Người, những trang sử quê hương lại được bồi đắp thêm các giá trị mới. Tưởng như trong mỗi bước đi của quê hương Hà Tĩnh đều có bóng dáng Người quyện hòa trong đó. Những lời dạy ân cần của Bác Hồ đã mở lối để nhiều thế hệ người Hà Tĩnh phát huy sự tích cực, sửa đổi những hạn chế trong tính cách truyền thống của mình.

Sự ham học, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái đã được phát huy mạnh mẽ, tạo nên những nền tảng mới cho quá trình phát triển. Sự cương trực, khảng khái, thẳng thắn trong giao tiếp đã được điều chỉnh mềm mại hơn, cộng với bản tính cởi mở, chân tình đã tạo nên những cơ hội phát triển mới cho quê hương. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy mạnh mẽ khả năng sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng cũng như đánh giá tiềm năng của mình và hoạch định những hướng đi phù hợp. Nhờ đó, Hà Tĩnh đã giành những thành tựu vượt bậc, toàn diện trên các lĩnh vực.

Từ một tỉnh nghèo, Hà Tĩnh đã từng bước sánh vai với các địa phương khác; thậm chí, trong những năm gần đây, có không ít thời điểm, nhiều chỉ tiêu KT-XH cao hơn các địa phương khác và cao hơn bình quân của khu vực, của cả nước. Những tiềm năng, lợi thế về kinh tế đã được chắp cánh bằng những chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bằng những chính sách thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ. Trên khắp toàn tỉnh, các phong trào thi đua ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 7,05%, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 1,5 lần... Những vùng quê nghèo, heo hút năm xưa đã bừng lên sức sống mới, trở thành những miền quê đáng sống.

Từ lời căn dặn của Bác: “Phải đoàn kết. Đó là cái gốc” (1957) và “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên” (năm 1966) đến thành quả của ngày hôm nay là một chặng đường đầy gian nan, thử thách.

Trong giai đoạn hội nhập, với nhiều cách làm quyết liệt, sáng tạo, nền kinh tế Hà Tĩnh đã có thêm cú hích quan trọng từ công tác thu hút đầu tư. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2019 đạt 409 nghìn tỷ đồng, gấp 10 lần so với giai đoạn 2001-2010, bằng 236 lần so với giai đoạn 1991-2000.

“Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...”

Nhờ chủ trương thu hút đầu tư, nhiều tiềm năng của Hà Tĩnh đã được đánh thức, khai thác. Trong ảnh: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.

Đến nay, tỉnh đã thu hút gần 1.500 dự án đầu tư; trong đó: hơn 1.400 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư gần 135.000 tỷ đồng; 76 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 16 tỷ USD. Đặc biệt, dưới mái Bắc Đèo Ngang không còn cảnh “cỏ cây chen đá lá chen hoa” nữa mà là một khu kinh tế được tập trung đầu tư, phát triển nhanh, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, tạo nên điểm nhấn nổi bật trong hành trình phát triển của Hà Tĩnh.

Trên núi đồi hiểm trở hay miền biển biếc xanh đều đã thay da đổi thịt bằng tỷ lệ thu hút đầu tư thuộc tốp đầu của cả nước, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những dự án, công trình và những con số như cũng muốn kể về cuộc hành trình chinh phục khó khăn, thách thức của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh, như ẩn chứa niềm tự hào về sự quan tâm đặc biệt mà Bác Hồ dành cho quê hương và con người nơi đây.

Tháng 6 trở về bằng những hồi ức đẹp đẽ mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gieo lên trên mảnh đất Hà Tĩnh anh hùng. Và những hồi ức ấy lại tiếp tục được gói mở trong thanh thuần hương sen thơm ngát, trong niềm tự hào, hân hoan khi nghĩ về Người, trong niềm phấn khởi khi tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”.

“Tiếng ngàn xưa và cả tiếng mai sau” đã vọng vào sâu thẳm những mạch nguồn văn hóa, lịch sử, vọng vào những khát khao vươn tới của các thế hệ người Hà Tĩnh. Hôm nay, giọng nói thâm trầm, ấm áp của vị Cha già dân tộc lại vọng vào những khát vọng mới. Và những mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, QP-AN đảm bảo, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ được đặt ra tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX lại như được tiếp thêm động lực để hoàn thành.

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.