Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao

(Baohatinh.vn) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành GD&ĐT tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

acover-1-7057.jpg
Đại biểu dự hội nghị điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Giaoducthoidai.vn.

Sáng 19/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và các thứ trưởng Bộ GD&ĐT chủ trì hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại Hà Nội và 63 điểm cầu tỉnh/thành phố trên cả nước.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải điều hành điểm cầu Hà Tĩnh. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và lãnh đạo các sở, ban, ngành.

IMG_0228.JPG
Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, năm học 2023 - 2024, ngành GD&ĐT đã khắc phục khó khăn, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra trong Quyết định 2457/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2023 của Bộ GD&ĐT về ban hành kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023 - 2024.

Theo đó, công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định. Tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đảm bảo nghiêm túc, trung thực, khách quan, an toàn, đúng quy chế.

abt-8093.jpg
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khai mạc hội nghị. Ảnh: Giaoducthoidai.vn.

Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ bổ sung 27.826 biên chế cho năm học 2023 - 2024; trên cơ sở đó, các địa phương đã tổ chức tuyển dụng được 19.474 giáo viên. Đến nay, đội ngũ nhà giáo đã phát triển về số lượng, khắc phục dần những bất cập về cơ cấu. Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên tương ứng cho từng nhóm đối tượng; triển khai lộ trình đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.

Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, trong hoạt động dạy và học, với 100% các cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục từ mầm non, phổ thông, kết nối cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bảo hiểm; tổ chức thành công các giải thể thao học sinh, sinh viên, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức - trí - thể - mĩ.

Năm học 2023 - 2024, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh tiếp tục có nhiều đổi mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công tác quy hoạch, sắp xếp trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư. Ngành đã chủ động ban hành chủ trương, chính sách đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển giáo dục và đào tạo; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nền nếp; đẩy mạnh chuyển đổi số.

Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định vị thế về chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng giáo dục mũi nhọn. Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Hà Tĩnh có 348 bài thi đạt điểm 10, điểm bình quân các môn tốt nghiệp là 7.11, xếp thứ 6 toàn quốc.

Năm học 2023 - 2024, Hà Tĩnh có 76/100 học sinh đạt giải Kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia THPT. Kết quả này đã đưa Hà Tĩnh trở thành địa phương đứng thứ 10 cả nước về số lượng học sinh đạt giải. Đặc biệt, em Trần Minh Hoàng - học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã xuất sắc đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán học quốc tế…

aIMG_0217.jpg
Đại biểu điểm cầu Hà Tĩnh theo dõi hội nghị.

Ngành GD&ĐT xác định chủ đề năm học 2024 - 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng", với 12 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tiếp tục triển khai, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng; phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Cùng đó, toàn ngành giáo dục sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên; nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực; tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao và chúc mừng những kết quả quan trọng ngành GD&ĐT đã đạt được trong năm học vừa qua.

Phân tích những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những cơ hội, thuận lợi và thách thức đặt ra, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa khẳng định vai trò của ngành GD&ĐT trong đáp ứng yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, hướng tới hội nhập toàn cầu.

1908thutuog.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận hội nghị. Ảnh: TTXVN.

Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới. Cụ thể, ngành GD&ĐT, các địa phương, đơn vị tập trung chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học mới; tổ chức tốt lễ khai giảng, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, phấn khởi; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về GD&ĐT. Tập trung xây dựng Luật Nhà giáo, xây dựng các chiến lược, quy hoạch giáo dục đào tạo; nghiên cứu hoàn thiện chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với giai đoạn mới.

Đẩy mạnh tự chủ, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Rà soát chính sách đãi ngộ giáo viên, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên. Làm tốt công tác quy hoạch, đảm bảo quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục phù hợp với tiến trình đô thị hoá, dịch chuyển lao động…

Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý năm học 2024 - 2025 là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị để có sự chuẩn bị kỹ càng, tổ chức kỳ thi an toàn, hiệu quả, thiết thực, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, phụ huynh.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện hiệu quả phương châm: “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể; thầy cô giáo là động lực; nhà trường làm bệ đỡ; gia đình là điểm tựa; xã hội là nền tảng,” ưu tiên bố trí nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn trường học; đánh giá rõ kết quả hằng năm để rút kinh nghiệm và tiếp tục làm tốt hơn trong thời gian tới...

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.