Tiếp tục lan tỏa dòng chảy di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều

(Baohatinh.vn) - Tuần Văn hóa Nguyễn Du vừa khép lại chuỗi hoạt động nghệ thuật hấp dẫn, để lại những dấu ấn đậm nét trong đông đảo Nhân dân, tạo sự lan tỏa các giá trị di sản của Đại thi hào và Truyện Kiều cũng như quảng bá hình ảnh Hà Tĩnh đến du khách gần xa.

Tiếp tục lan tỏa dòng chảy di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều

Tiết mục dân ca ví, giặm “Tiếng đàn Thúy Kiều qua 8 lần gảy” tại chương trình “Truyện Kiều với các loại hình nghệ thuật diễn xướng”.

Diễn ra từ ngày 15/4 - 18/4/2023, Tuần Văn hóa Nguyễn Du do huyện Nghi Xuân tổ chức gồm 5 hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi nổi: Đêm diễn “Truyện Kiều với các loại hình nghệ thuật diễn xướng”; công diễn vở kịch “Hoạn Thư ghen”; công chiếu phim “Đại thi hào Nguyễn Du”; công chiếu phim “Kiều”; Chung kết Cuộc thi “Đọc thuộc Truyện Kiều”... Các hoạt động đã thu hút gần 10.000 lượt khán giả, du khách trong và ngoài tỉnh tham dự, trở thành sự kiện văn hóa của người dân Nghi Xuân nói riêng, Hà Tĩnh nói chung.

Tiếp tục lan tỏa dòng chảy di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều

Hàng nghìn khán giả tham dự lễ khai mạc Tuần Văn hóa Nguyễn Du và đêm diễn “Truyện Kiều với các loại hình nghệ thuật diễn xướng” (tối 15/4).

Anh Hoàng Ngọc Sơn (SN 1998, ở xã Cương Gián, Nghi Xuân) cho biết: “Là một người trẻ sinh ra và lớn lên trên đất Nghi Xuân, đây là lần đầu tiên tôi được tham dự sự kiện văn hóa sôi nổi ý nghĩa như vậy. Thông qua các chương trình nghệ thuật, Tuần Văn hóa Nguyễn Du đã giúp tôi hiểu biết nhiều hơn về giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều nói riêng, về di sản văn hóa của quê hương nói chung”.

Tiếp tục lan tỏa dòng chảy di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều

Anh Hoàng Ngọc Sơn (xã Cương Gián, Nghi Xuân) tại buổi chiếu phim điện ảnh “Kiều” tối 18/4.

Cùng với anh Hoàng Ngọc Sơn, nhiều khán giả khác tham dự các hoạt động trong Tuần Văn hóa Nguyễn Du cũng bày tỏ về sức lan tỏa của tuần lễ. Chị Nguyễn Thị Hương Thảo (SN 1980, giáo viên ở TP Vinh, Nghệ An) bày tỏ: “Tôi rất ấn tượng với chương trình “Truyện Kiều với các loại hình nghệ thuật diễn xướng”. Tôi đã từng xem một số loại hình nghệ thuật sử dụng chất liệu từ Truyện Kiều nhưng đây là lần đầu tiên được xem trò Kiều, nghe ca trù, dân ca ví, giặm, chầu văn sử dụng thơ Truyện Kiều làm lời hát. Không chỉ được giải trí mà thông qua đó, tôi càng cảm nhận được nhiều hơn các giá trị mà Đại thi hào Nguyễn Du để lại cho hậu thế”.

Tiếp tục lan tỏa dòng chảy di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều

Nhiều khán giả thích thú khi lần đầu tiên được xem trò Kiều. Trong ảnh: Cảnh Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân trong trích đoạn “Gia biến” do CLB trò Kiều Tiên Điền (Nghi Xuân) biểu diễn.

Dịp này, theo lời mời của UBND huyện Nghi Xuân, Đoàn làm phim “Đại thi hào Nguyễn Du” cũng đã mang tác phẩm về công chiếu phục vụ Nhân dân. Sau buổi công chiếu tại Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Nghi Xuân, sức lan tỏa từ bộ phim khiến Trường Đại học Vinh (Nghệ An) và các địa phương: TX Hồng Lĩnh, Can Lộc, Đức Thọ... mời đoàn phim tiếp tục đến phục vụ tại đơn vị, địa phương mình.

Tiếp tục lan tỏa dòng chảy di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều

Một cảnh trong phim “Đại thi hào Nguyễn Du”, thể hiện thời gian Nguyễn Du về ở ẩn tại Tiên Điền (Nghi Xuân).

Nhạc sỹ Đinh Khánh Ly (Hà Nội) - thành viên Đoàn phim “Đại thi hào Nguyễn Du” bày tỏ: “Dù không sinh ra ở Hà Tĩnh nhưng mỗi lần đến đây, tôi đều cảm thấy rất thân thương. Từ mối duyên được tham gia ê kíp thực hiện bộ phim giúp tôi hiểu hơn về cuộc đời của Đại thi hào Nguyễn Du, văn hóa Hà Tĩnh. Đặc biệt, từ khi đoàn làm phim về Nghi Xuân quay những cảnh đầu tiên cho đến sau đó, mỗi lần mang phim về chiếu, chúng tôi luôn được mọi người chào đón nồng hậu”.

Tiếp tục lan tỏa dòng chảy di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều

Lãnh đạo huyện Nghi Xuân tặng hoa cho đoàn làm phim “Đại thi hào Nguyễn Du” trong buổi công chiếu phim (tối 17/4).

Dù chỉ diễn ra trong 4 ngày nhưng Tuần Văn hóa Nguyễn Du đã thành công khi tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ và sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh góp phần tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều, chuỗi sự kiện còn là dịp giúp đẩy mạnh công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn như: trò Kiều, ca trù, chầu văn, dân ca ví, giặm.

Tiếp tục lan tỏa dòng chảy di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều

Thí sinh Cuộc thi “Đọc thuộc Truyện Kiều” (áo đỏ) trả lời câu hỏi của giám khảo.

Để chuẩn bị cho chương trình “Truyện Kiều với các loại hình nghệ thuật diễn xướng”, huyện Nghi Xuân đã huy động 60 nghệ nhân tiêu biểu ở tất cả các CLB văn nghệ dân gian trên địa bàn tham gia tập luyện trong nhiều tháng. Riêng Cuộc thi “Đọc thuộc Truyện Kiều” đã thu hút hàng trăm thí sinh đủ mọi tầng lớp tham gia, trong đó, thí sinh nhỏ tuổi nhất chỉ mới học lớp 3 và có đến 6 thí sinh đăng ký hạng mục: đọc thuộc toàn bộ Truyện Kiều...

Tuần Văn hóa Nguyễn Du thực sự trở thành những ngày hội sôi nổi, thu hút sự quan tâm hưởng ứng của đông đảo người dân Nghi Xuân và các địa phương lân cận. Đây cũng là hoạt động tạo không khí sôi nổi, tăng sức hút quảng bá cho các hoạt động du lịch của huyện Nghi Xuân trong mùa hè này, trong đó có lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2023 tại Khu du lịch Xuân Thành vào ngày 22/4 tới.

Tuần Văn hóa Nguyễn Du diễn ra trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Tất cả các hoạt động đều đi vào chiều sâu và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân địa phương cũng như sự quan tâm của khán giả, du khách trong và ngoài tỉnh. Ước tính đã có gần 10.000 lượt khán giả đến tham dự các chương trình trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Các hoạt động một lần nữa khẳng định giá trị và sức lan tỏa của di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều trong đời sống xã hội hiện đại. Kết quả này là tiền để huyện Nghi Xuân xây dựng Tuần Văn hóa Nguyễn Du thành hoạt động thường niên trong thời gian tới.

Ông Bùi Việt Hùng
Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống