Tín dụng đầu năm tăng trưởng chậm

(Baohatinh.vn) - Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế kém khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh những tháng đầu năm chậm. Tính đến 15/2, dư nợ toàn địa bàn đạt 96.465 tỷ đồng, chỉ tăng 0,43% với cuối năm 2023.

Tín dụng đầu năm tăng trưởng chậm

Khách hàng đến giao dịch tại Vietcombank Hà Tĩnh.

Ông Dương Quốc Khánh – Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp (Vietcombank Hà Tĩnh) cho biết: “Ngay từ những ngày đầu năm 2024, chi nhánh đã chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng như: đơn giản hóa thủ tục, thời gian cho vay; nâng cao hiệu quả thẩm định để cho vay các khách hàng có phương án kinh doanh khả thi; giảm lãi suất cho vay ở mức thấp và ổn định trên thị trường. Ngoài ra, đơn vị còn đa dạng hóa các gói tín dụng phục vụ đầu tư sản xuất, kinh doanh; đảm bảo nhu cầu đời sống như: mua nhà, đất ở, xe ô tô, vay vốn tiêu dùng... Tuy nhiên, do những tháng đầu năm, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế thấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã đang gặp nhiều khó khăn và nhu cầu vay tiêu dùng của người dân giảm nên dư nợ tín dụng của Vietcombank Hà Tĩnh đang giảm nhẹ so với đầu năm”.

Theo đó, tính đến ngày 20/2/2024, tổng dư nợ của Vietcombank Hà Tĩnh đạt 14.958 tỷ đồng, giảm 232 tỷ đồng so với đầu năm. Thế mạnh của Vietcombank Hà Tĩnh là cho vay doanh nghiệp nên chi nhánh sẽ tiếp tục theo dõi, lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn để kịp thời nắm bắt khó khăn và có giải pháp hỗ trợ, tạo động lực cho doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư trong năm mới.

Năm 2024, Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối thiểu 10% so với cuối năm 2023. Ngay từ những tháng đầu năm, “nhà băng” này đã quyết liệt triển khai nhiều chương trình tín dụng của hệ thống Agribank như: cho vay tiêu dùng ưu đãi lãi suất đối với khách hàng cá nhân với quy mô 10.000 tỷ đồng, cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh với quy mô 30.000 tỷ đồng, cho vay ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 với quy mô 10.000 tỷ đồng... Ngoài ra, Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II còn “chạy” các chương trình tín dụng riêng, điển hình như gói “Tín dụng xanh” hỗ trợ thanh niên lập nghiệp...

Theo ông Nguyễn Thanh Quang - Trưởng phòng Kế hoạch và Quản lý rủi ro, Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II: Việc đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến nhiều doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu) đối diện khó khăn, thách thức như: chi phí sản xuất gia tăng trong khi giá thành không tăng, hàng tồn kho lớn... buộc các doanh nghiệp phải giảm quy mô hoạt động. Ngoài ra, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân giảm nên nhu cầu vay vốn cũng giảm theo. Theo đó, dư nợ của Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II tính đến ngày 21/2/2024 đạt 13.748 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng so với đầu năm.

Tín dụng đầu năm tăng trưởng chậm

Dư nợ của Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II tính đến ngày 21/2/2024 đạt 13.748 tỷ đồng.

Theo phản ánh, hiện nay ngoài các “ông lớn” là: Vietcombank, Agribank, BIDV, VietinBank thì khối ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Tĩnh như: HDBank, Bắc Á Bank, ACB, Techcombank... cũng đang gặp khó khăn trong phát triển dư nợ.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, tính đến ngày 15/2/2024, dư nợ toàn địa bàn đạt 96.465 tỷ đồng, chỉ tăng 0,43% với thời điểm cuối năm 2023.

Theo lý giải của các chuyên gia, cũng như cả nước, tín dụng những tháng đầu năm tại Hà Tĩnh có xu hướng chững lại là có tính chất quy luật, thông thường vào tháng tết cổ truyền thì tín dụng không tăng. Ngoài ra, những tháng đầu năm, do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, doanh nghiệp còn khó khăn, nhu cầu tiêu dùng thấp... là những nguyên nhân căn bản khiến tín dụng tăng trưởng chậm.

Được biết, năm 2024, ngành ngân hàng Hà Tĩnh đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng từ 14% trở lên so với cuối năm 2023; tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới mức 2%. Thời gian tới, NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ. Cùng đó, tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Tín dụng đầu năm tăng trưởng chậm

Ngoài nỗ lực của ngành ngân hàng, cần các giải pháp từ các cấp, ngành để gỡ khó cho cộng đồng doanh nghiệp.

Ngoài nỗ lực của ngành ngân hàng, còn cần các giải pháp căn cơ từ các cấp, ngành nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó, cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp; thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; cần có giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước... từ đó mới có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hiệu quả.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 140-1.000 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công thương - Tài chính.