“Tôi rất hiểu nỗi khổ của người chăn nuôi”

(Baohatinh.vn) - Để góp phần chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh, một số tổ chức, đơn vị đã đứng ra mở các điểm bán thịt lợn sạch, bình ổn giá. Trong khoảng thời gian ngắn gần đây, rất nhiều người tiêu dùng đã đến các điểm bán thịt lợn ủng hộ người chăn nuôi.

toi rat hieu noi kho cua nguoi chan nuoi

Đông đảo người dân và cán bộ, công nhân, viên chức đã đến Cửa hàng nông sản an toàn (16 Võ Liêm Sơn) để ủng hộ người chăn nuôi.

Thực hiện chiến dịch “giải cứu” ngành chăn nuôi lợn trong hoàn cảnh khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã trực tiếp mở điểm bán thịt lợn bình ổn giá. Lợn thịt được thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.

Không chỉ bán tại các quầy hàng, Hội Nông dân tỉnh còn trực tiếp giới thiệu khách hàng là đơn vị, cơ quan trong tỉnh đến tận hộ chăn nuôi mua lợn hơi rồi đưa vào lò mổ giết, vừa đảm bảo rõ ràng nguồn gốc, thịt tươi sống theo nhu cầu của khách.

Tại điểm bán hàng thuộc Cửa hàng nông sản an toàn ở số 16, đường Võ Liêm Sơn, TP Hà Tĩnh, khoảng 1 tuần nay, khách hàng đến mua thịt lợn ủng hộ người chăn nuôi rất đông. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các khung giờ cao điểm như 6-8h sáng, khách hàng chen chúc, số lượng thịt bán ra rất nhiều. Nhiều khách hàng cho hay, thịt lợn ở đây vừa đảm bảo nguồn gốc, chất lượng ngon, nay mua để ủng hộ người dân lại càng thêm phấn khởi.

Chị Phạm Thị Lưu, người bán hàng tại Cửa hàng nông sản an toàn cho biết: “Trung bình mỗi ngày, chúng tôi mổ, bán trực tiếp từ 7-8 con lợn loại to. Chúng tôi bán lợn nguồn gốc rõ ràng, thịt tươi ngon, giá được niêm yết công khai, thấp hơn so với mặt bằng chung trên thị trường nên được rất nhiều người dân ủng hộ. Có những ngày phải làm việc từ sáng sớm đến 21-22h đêm nhưng chúng tôi vẫn rất vui vì giúp được người chăn nuôi trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay”.

toi rat hieu noi kho cua nguoi chan nuoi

Agribank Hà Tĩnh đã kêu gọi cán bộ, công nhân viên toàn hệ thống mua thịt lợn hỗ trợ bà con nông dân.

Vừa chen chân mua được 1 kg thịt lợn, chị Hiền – một người dân phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Đây đã là lần thứ 3 tôi đến cửa hàng để mua thịt lợn. Thịt ở đây được cơ quan chức năng kiểm định, đảm bảo an toàn, giá rẻ hơn ngoài chợ, đặc biệt, còn góp phần ủng hộ, giúp đỡ người dân nên tôi mua nhiều hơn ngày thường một chút. Tôi nghĩ nên có thêm nhiều điểm bán thịt lợn như thế này, vừa ủng hộ người nuôi, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng”.

Còn ông Thanh, người dân huyện Thạch Hà cho hay: “Thấy người ta mở điểm bán thịt lợn sạch để ủng hộ người chăn nuôi nên tôi mua 2 kg thịt nạc. Tôi cũng là nông dân nên hiểu được nỗi khổ của họ. Mua thịt ngon, rẻ, lại giúp được người dân. Đây là điều chúng ta nên làm”.

Huyện Vũ Quang cũng đã thành lập một số điểm bán thịt lợn sạch bình ổn giá nhằm hỗ trợ người chăn nuôi trong thời điểm giá lợn hơi đang xuống thấp. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang Nguyễn Thanh Sơn cho biết, trong những ngày qua, điểm bán thịt lợn tại xã Hương Minh đã thu hút rất đông người dân đến mua ủng hộ. Thịt được các tổ hợp tác, hộ chăn nuôi trực tiếp giết mổ và tổ chức bán. Huyện có trách nhiệm giám sát giá mua vào, bán ra và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng tôi yêu cầu phải đảm bảo giá lợn hơi mua vào tối thiểu 30 nghìn đồng/kg, giá bán ra cũng được công khai, rẻ hơn so với thị trường do không qua khâu trung gian (giá thịt mông chỉ 50 nghìn đồng/kg, thịt ba chỉ 40 nghìn đồng/kg… - theo bảng niêm yết). Việc này không chỉ “giải cứu” cho người chăn nuôi mà có lợi cho người tiêu dùng. Huyện sẽ tiếp tục mở thêm điểm bán thịt lợn sạch bình ổn giá tại thị trấn Vũ Quang, xã Đức Bồng... Đồng thời, tuyên truyền, phát động phong trào ủng hộ người chăn nuôi lợn trong nhân dân.

Được biết, từ giữa tháng 5, huyện Can Lộc cũng đã mở điểm bán thịt lợn sạch bình ổn giá do Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cử cán bộ, viên chức trực tiếp bán, thu hút đông đảo khách hàng đến mua. Ngoài ra, nhiều địa phương, cơ quan, doanh nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp người chăn nuôi vơi bớt khó khăn.

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.