TP Hà Tĩnh phát triển TM-DV gắn với ẩm thực chế biến từ nông sản địa phương

(Baohatinh.vn) - Phát triển thương mại, dịch vụ gắn với ẩm thực chế biến từ nông sản, sản vật của địa phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH của TP Hà Tĩnh.

Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền TP Hà Tĩnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển thương mại, dịch vụ; hạ tầng ngày càng được đầu tư hoàn thiện, hiện đại như: chợ, siêu thị, chỉnh trang các tuyến phố... Thành phố đã xây dựng khu phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du; mô hình sinh kế "3 trong 1" khai thác đa giá trị gắn với dịch vụ du lịch, ẩm thực tại xã Thạch Hạ; mô hình du lịch sinh thái gắn với dịch vụ ẩm thực tại xã Đồng Môn; mô hình trồng sen gắn với dịch vụ du lịch và khai thác, chế biến các sản phẩm từ sen...

z5477839313526-1e6c019a5cf50ec11930d4198e032de7-2362-7678.jpg
Mô hình trồng sen gắn với khai thác, chế biến các sản phẩm từ sen đã cho hiệu quả khả quan về phát triển kinh tế nông thôn, làm tiền đề cho dịch vụ, du lịch sinh thái.

Việc triển khai kế hoạch phát triển nông nghiệp đô thị giai đoạn 2021-2025 và Chương trình OCOP đã xây dựng được nhiều dự án, sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, có giá trị kinh tế cao nhằm phục vụ ngành dịch vụ ẩm thực. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ và duy trì tốc độ tăng trưởng khá.

Tuy vậy, một số cấp ủy, chính quyền vẫn chưa quan tâm đúng mức việc lãnh đạo, thực hiện phát triển thương mại, dịch vụ gắn với ẩm thực chế biến từ nông sản, sản vật địa phương, nhất là trong việc định hướng, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh. Để tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025 về thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chỉ thị 60 - CT/Th.U về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển thương mại, dịch vụ gắn với ẩm thực chế biến từ nông sản, sản vật của thành phố.

84d0131004t97725l0-5136.jpg
Sản phẩm Trà sen Hào Thành được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2022.

Theo đó, BTV Thành ủy yêu cầu các cơ quan, đơn vị; cấp uỷ, chính quyền các cấp tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân về các chủ trương, chính sách phát triển thương mại, dịch vụ, nông nghiệp. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện có hiệu quả nghị quyết, kết luận của Đảng bộ thành phố về phát triển KT-XH hằng năm; Kế hoạch 130/KH-UBND ngày 17/4/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025, Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 11/8/2021 của UBND thành phố về phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và logistics giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 11/8/2021 của UBND thành phố phát triển nông nghiệp đô thị...

z5674234604694-4971fa0f025fc5fb2b32fd7d6e9d607b-1179-1899.jpg
Đầu tư công nghệ, lựa chọn sản phẩm chất lượng cao, giá trị là hướng đi của nông dân TP Hà Tĩnh.

Xác định phát triển thương mại, dịch vụ gắn với ẩm thực chế biến từ nông sản, sản vật của thành phố là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH của địa phương. Khai thác có hiệu quả các sản phẩm, sản vật nông nghiệp đặc hữu, chất lượng cao để vừa tăng trưởng thương mại, dịch vụ vừa thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp xanh, an toàn, công nghệ cao gắn với dịch vụ du lịch, ẩm thực, chế biến; hình thành các chuỗi liên kết “từ đồng ruộng đến bàn ăn”.

Tăng cường ứng dụng chuyển giao công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; nâng cao chất lượng dịch vụ; coi trọng bảo đảm môi sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển và đa dạng hóa kinh tế nông thôn thông qua phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn với loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề gắn với nông – lâm - ngư nghiệp có tiềm năng, lợi thế.

Xây dựng các mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với chế biến sản phẩm có sự tham gia của các chủ thể nông dân - hợp tác xã - hộ kinh doanh - doanh nghiệp, góp phần phát triển thương mại, dịch vụ, nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

BTV Thành ủy giao UBND thành phố chỉ đạo thực hiện đồng bộ một số các giải pháp như: cụ thể hóa các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển thương mại, dịch vụ, nông nghiệp nông thôn; chỉ đạo phát triển Khu phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du, phiên chợ giới thiệu sản phẩm hợp tác xã, tổ hợp tác; từng bước nhân rộng, tạo lập mới các khu vực ẩm thực, vui chơi, giải trí phục người dân và khách du lịch. Phát triển chuỗi cửa hàng Thành Sen Mart, kết nối với các cửa hàng nông sản sạch, các cơ sở sản xuất, tạo ra chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.

Tập trung, tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; chú trọng phát triển các đối tượng cây trồng, vật nuôi phù hợp, hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, ứng dụng thương mại điện tử, tăng khả năng tiếp cận đến người tiêu dùng nhằm quảng bá nét văn hóa đặc trưng gắn với dịch vụ ẩm thực, chế biến từ nông sản, sản vật của thành phố.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh trong quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh, an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về niêm yết giá, sở hữu trí tuệ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cán bộ ngành thương mại, dịch vụ, du lịch...

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.