Nhân lên những giá trị cộng đồng từ các mô hình kinh tế ở Thành Sen

(Baohatinh.vn) - Đánh thức tiềm năng nông nghiệp đa giá trị, đưa tới lợi ích nhân văn cho cộng đồng, phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu các mô hình kinh tế ở thành phố Hà Tĩnh hướng tới.

Chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2022, HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật (thôn Liên Nhật, xã Thạch Hạ) không chỉ tạo ra không gian vui chơi, giải trí cho du khách và người dân mà còn góp phần tạo ra những giá trị cộng đồng to lớn.

Hiện tại, HTX đang tạo việc làm cho gần 30 người dân địa phương với những công việc như: chăm sóc vườn rau củ, đầm sen, đồng ruộng hay phục vụ, tạp vụ... Ngoài ra, HTX còn thu mua nông sản giúp bà con giải quyết đầu ra sản phẩm.

z5674234339317_17c68c72ce9ce86ff6f1aa49d1d6b09d.jpg
z5674234392357_957786af6035cbff04b05f59be5915bf.jpg
Từ khi nhận cung cấp rau củ cho thôn trang Liên Nhật, ông Võ Tá Tam đã có nguồn thu nhập ổn định từ mảnh vườn của gia đình.

Ông Võ Tá Tam (60 tuổi) - thôn Liên Nhật cho biết: “Gần 2 năm nay, tôi đã cải tạo trên 300m2 vườn của gia đình để trồng các loại rau, củ quả cung cấp cho HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật. “Mùa nào thức nấy”, các loại nông sản của vườn đều được chăm sóc theo hướng hữu cơ, tốt cho sức khỏe nên được tin dùng. Trung bình, cứ vài ngày, tôi lại có nguồn thu nhập từ 100 - 150 ngàn đồng từ các loại rau củ".

Cũng từ những thửa ruộng manh mún, nhiễm phèn không thể canh tác, HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật đã dành nhiều công sức, tâm huyết cải tạo thành đồng đất màu mỡ. Năm 2023, sản phẩm gạo ST25 của HTX được Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP Hà Tĩnh công nhận đạt OCOP 3 sao.

Video: Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật chia sẻ về mong muốn phát triển mô hình kinh tế.

Với mục tiêu nông nghiệp vì cộng đồng, HTX Rau củ quả và dịch vụ tổng hợp Thạch Hạ đã chọn hướng chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho bà con trên địa bàn thành phố và các địa phương lân cận; đồng thời, tạo việc làm cho lao động cao tuổi có nhu cầu làm việc trên địa bàn.

Anh Nguyễn Đăng Mạnh - Giám đốc HTX Rau củ quả và dịch vụ tổng hợp Thạch Hạ cho biết: "Chúng tôi đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động ở thôn Liên Hà. Công việc chủ yếu là làm cỏ dại và chăm sóc cho cây dưới sự hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật nên phù hợp cho nhân công trên 55 tuổi, giúp họ có thêm thu nhập trong thời gian nhàn rỗi.”

z5674234604694_4971fa0f025fc5fb2b32fd7d6e9d607b.jpg
HTX Rau củ quả và dịch vụ tổng hợp Thạch Hạ hiện có thu nhập mỗi vụ hàng trăm triệu đồng.

Những mô hình nông nghiệp ở TP Hà Tĩnh cũng góp phần đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, từng bước hình thành bức tranh nông nghiệp đô thị “đa sắc”. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất đã góp phần làm thay đổi tư duy của người dân, theo đó, nhiều sản phẩm đạt chất lượng OCOP cũng đã được công nhận và được người tiêu dùng đón nhận.

449343405_458146626964865_8467566628199289812_n (1).jpg
Người dân tham gia trồng sen tại TP Hà Tĩnh phấn khởi với thành quả lao động.

Anh Trần Tiến Sỹ - Giám đốc HTX Sen Hào Thành cho biết: “Phát triển kinh tế gắn với cộng đồng đã góp phần thay đổi nhận thức, tư duy làm nông nghiệp của người nông dân. Bỏ qua sự e dè, ngại thay đổi, họ đã mạnh dạn đầu tư công sức, tiền của để cải tạo đầm lầy và trồng sen. Với sự hỗ trợ của HTX về giống, quy trình trồng và chăm sóc và tiêu thụ, sản phẩm từ sen của bà con đã được chế biến thành nhiều sản phẩm, được thị trường đón nhận”.

z5721681839197_9727f836752171789e9e291a947ac227.jpg
z5721697202917_723a60895853953f03dbffa99536e80a.jpg
Sản phẩm trà sen Hào Thành của HTX Sen Hào Thành đã được công nhận OCOP 3 sao.

Tại TP Hà Tĩnh, đến nay tổng diện tích đất tích tụ, tập trung sản xuất đạt 182,2ha, trong đó diện tích thực hiện tích tụ bằng hình thức thuê lại quyền sử dụng đất đạt 81,5ha; diện tích tập trung phá bỏ bờ vùng, bờ thửa cải tạo đất, hình thành các vùng tập trung sản xuất theo hướng cánh đồng lớn đạt 100,7ha.

Trên những vùng đất được tích tụ, cải tạo này, nhiều mô hình, dự án nông nghiệp đô thị đã được hình thành và mang lại giá trị kinh tế cao như: xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa 29,77ha (trong đó Thạch Hạ 17,77ha, Đồng Môn 12ha); chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa kém hiệu quả sang sen tại xã Đồng Môn với diện tích 7,3ha; chuyển đổi diện tích trồng cây màu kém hiệu quả sang sản xuất các loại rau, hoa, củ, quả có trị kinh tế cao 16,1ha ở các xã Thạch Hạ 5,8ha, Đồng Môn 10,3ha...

Không chỉ là giá trị kinh tế, các mô hình nông nghiệp tại TP Hà Tĩnh đã đem lại nhiều giá trị cộng đồng như: cải tạo đất hoang hóa, tạo việc làm cho người dân, thu hút lao động trẻ có trình độ, sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP… Đây cũng là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

Thời gian tới, để phát huy những giá trị trên, cần tiếp tục phát huy nội lực của cộng đồng để phát triển nông nghiệp bền vững. Đẩy mạnh truyền thông để người tiêu dùng biết tới các sản phẩm nông nghiệp của Thành Sen nhằm phát triển các mô hình kinh tế, tạo thêm việc làm cho người dân, góp phần nâng cao các tiêu chí nông thôn mới.

Ông Trần Quang Hưng - Trưởng phòng Kinh tế TP Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

 “Thủ phủ” trám ở Hà Tĩnh mất mùa

“Thủ phủ” trám ở Hà Tĩnh mất mùa

Nắng nóng gay gắt kéo dài tại thời điểm trám trổ hoa nên tỷ lệ đậu quả không nhiều, năm nay người trồng ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang đối mặt với một mùa thu hoạch kém vui.
Vẻ đẹp yên bình ở làng quê nông thôn mới Vũ Quang

Vẻ đẹp yên bình ở làng quê nông thôn mới Vũ Quang

Những tuyến đường bê tông rộng rãi, hai bên hàng rào xanh mướt xen lẫn những hàng bưởi đặc sản trĩu quả… là minh chứng rõ nét cho sự thay đổi tích cực ở thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Sản lượng thấp, trong khi giá bán chỉ dao động từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, nhiều hộ dân trồng dưa non tại thôn Yên Lạc (xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ngán ngẩm vì mất mùa, "rớt" giá.
Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ở Hà Tĩnh xây dựng nhiều sản phẩm đặc trưng có lợi thế, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, việc giữ vững và nâng hạng các sản phẩm vẫn còn những khó khăn, thách thức.
Nữ giám đốc trẻ mở đường cho hải sản Hà Tĩnh xuất ngoại

Nữ giám đốc trẻ mở đường cho hải sản Hà Tĩnh xuất ngoại

Không chỉ định vị thương hiệu nước mắm Phú Sáng trên thị trường bằng “tấm thẻ bài” OCOP 3 sao, nữ giám đốc HTX Dịch vụ chế biến hải sản Phú Sáng (Hà Tĩnh) còn liên kết xuất khẩu hải sản, bao tiêu nguồn nguyên liệu vững chắc cho ngư dân vùng cửa biển.
Chi hội trưởng giúp phụ nữ thoát nghèo

Chi hội trưởng giúp phụ nữ thoát nghèo

Luôn đặt đời sống của hội viên lên hàng đầu, chị Nguyễn Thị Hồng – Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Nhân Phong, xã Gia Hanh (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã giúp nhiều chị em thoát nghèo.
OCOP nâng tầm chất lượng cu đơ Thành Đạt

OCOP nâng tầm chất lượng cu đơ Thành Đạt

Được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, sản phẩm cu đơ Thành Đạt (xã Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thuận lợi mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho cơ sở.