Trời ấm dần, mẹ đảm làm 4 món canh thanh mát, nồi cơm hết veo chỉ trong phút chốc!

Với các món canh thanh mát, dễ nấu dưới đây sẽ giúp cho bữa cơm của gia đình bạn vừa ngon miệng lại đảm bảo dinh dưỡng hơn đó!

1. Canh ngao nấu chua

Trời ấm dần, mẹ đảm làm 4 món canh thanh mát, nồi cơm hết veo chỉ trong phút chốc!

Nguyên liệu:

- Ngao: 1kg

- Dứa (thơm): 1 quả

- Cà chua: 2 quả

- Sấu xanh: 2 quả

- Hành lá, rau răm, thì là: mỗi thứ một ít

- Gừng: 1 củ nhỏ

- Gia vị: Nước mắm, bột canh, dầu ăn, muối

- Dụng cụ: Xoong (nồi) nấu thông thường

Cách làm:

- Cà chua đem rửa sạch, 1 quả bạn thái hạt lựu còn 1 quả bạn bổ múi cau.

- Gừng đập dập.

- Hành khô bóc vỏ, thái lát.

- Hành lá, rau răm, thì là nhặt bỏ lá sâu rồi rửa sạch, thái nhỏ.

- Dứa thái miếng vừa ăn.

- Ngao rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước rồi, sau đó, bật bếp lên luộc ngao.

- Khi ngao mở hết miệng, bạn vớt ngao ra, nhặt lấy phần thịt ngao. Sau đó đem ướp cùng nước mắm, bột canh và 1/3 phần hành khô.

- Nước luộc ngao bạn đổ ra bát để cho lắng cặn.

- Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đến khi dầu nóng cho chỗ hành khô còn lại vào phi thơm. Sau đó, bạn cho cà chua vào xào cùng.

- Khi cà chua chín nhừ, bạn đổ hết số ngao vào xào chín và ngấm gia vị. Xào được khoảng 2-3 phút thì bạn dùng thìa múc ngao và cà chua ra bát. Sau đó bạn đổ bát nước luộc ngao vào nồi, khi đổ bạn nhớ nhẹ tay để gạn lại phần cặn lắng ở bên dưới bát.

- Tiếp đến, bạn đun sôi nước ngao, sau đó cho thêm 2 quả sấu, gừng và dứa thái miếng vào đun khoảng 10 phút.

Bạn đổ ngao và cà chua bổ múi cau vào nồi nước canh, đun thêm khoảng 5 phút nữa, rồi nêm thêm gia vị cho vừa ăn.

Hoàn thành món canh ngao chua ngon, thanh mát

Cuối cùng, bạn cho hành lá, rau răm, thì là đã thái nhỏ vào nồi canh rồi tắt bếp là đã hoàn thành nồi canh ngao nấu chua ngon rồi.

2. Canh đậu phụ rong biển

Trời ấm dần, mẹ đảm làm 4 món canh thanh mát, nồi cơm hết veo chỉ trong phút chốc!

Nguyên liệu:

1 tấm rong biển khô (khoảng 0,3gram), 2 tấm đậu hũ non. 1 quả cà chua, 1 cây boa rô + rau ngò. Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, muối, tiêu

Cách làm:

Bước 1: Ngâm rong biển khô với nước lạnh cho rong nở mềm, sau đó rửa sạch và để ráo nước. Cắt rong biển thành từng miếng vừa ăn.

Đậu hũ cắt miếng vuông vừa ăn. Cà chua rửa sạch, cắt múi nhỏ. Boa rô xắt mỏng thành khoanh tròn, nhỏ.

Bước 2: Bắc nồi lên bếp, thêm dầu ăn vào. Đợi dầu ăn nóng lên thì cho boa rô xắt nhỏ vào phi cho dậy mùi thơm. Cho cà chua đã cắt múi vào xào chung với boa rô để tạo màu. Đổ thêm một tô nước vào nồi và đun sôi.

Bước 3: Cho đậu hũ vào nồi nước đã sôi và nêm thêm chút muối. Khi nước sôi trở lại thì cho rong biển vào, đồng thời nêm lại gia vị cho vừa miệng. Khi tất cả sôi bùng lên thì tắt bếp, cho lá boa rô và rau ngò vào. Lúc này, món canh đã sẵn sàng dọn lên bàn ăn chờ mọi người thưởng thức.

3. Canh cua mồng tơi

Trời ấm dần, mẹ đảm làm 4 món canh thanh mát, nồi cơm hết veo chỉ trong phút chốc!

Nguyên liệu:

- Cua đồng: 500gr

- Rau đay: 1 mớ

- Mồng tơi: 1 mớ

- Mướp hương: 1-2 quả tùy kích thước

- Muối gia vị, bột nêm, mì chính

- Hành khô: 1 củ

Cách làm:

- Cua đồng mua về cần được làm sạch hết bùn đất bẩn. Ngâm cua vào trong chậu nước sạch để cua nhanh nhả đất. Vừa ngâm vừa xối nước mạnh để trôi bùn đất bẩn.

- Cầm tay vào phần mai cua để không bị cua cắp và xé nhẹ để tách riêng phần thịt cua và phần mai gạch. Phần thịt cua rửa lại một lần nước rồi để cho ráo nước trước khi đem giã.

- Phần mai gạch bạn dùng kim hoặc tăm khêu lấy phần gạch bên trong và bỏ đi phần xác mai.

- Cho phần thịt cua vào cối giã và bỏ vào khoảng ½ thìa cafe muối ăn trắng. Việc bỏ muối sẽ giúp cua giã được bông, riêu cua nổi nhanh và tạo thành bánh lớn hơn. Giã đều tay cho đến khi thịt cua tan đều, mịn nhuyễn là được.

- Hành khô bóc vỏ, cắt nhỏ rồi phi thơm, sau đó cho gạch cua vào cùng. Đảo cho gạch thơm vàng rồi trút ra bát để riêng.

- Rau đau, mồng tơi nhặt bỏ phần lá già, úa rồi rửa sạch để ráo.

- Mướp gọt vỏ, cắt đầu đuôi rồi rửa sạch để ráo.

- Rau đay, mồng tơi thái nhỏ vừa ăn. Mướp thái thành các miếng vừa phải. Chú ý vì mướp khi nấu sẽ bị tóp lại vậy nên không nên cắt miếng quá nhỏ nhé.

- Sau khi giã cua xong, bạn dùng rây để lọc lấy nước cua và bỏ đi phần bã. Lọc xong, cho phần nước cua vào nồi và đặt lên bếp sau đó bật bếp nhỏ lửa. Khuấy nhẹ liên tục cho đến khi nồi nước canh nóng già để đảm bảo nồi canh cua không bị khê ở đáy.

- Sau khi phần riêu cua bắt đầu nổi, bạn trút phần gạch cua đã khêu trước đó và cũng khuấy nhẹ đều. Khi nước cua bắt đầu sôi, bạn cho phần rau đay mồng tơi vào trước và phần mướp hương vào sau. Tiếp tục đun nhỏ lửa rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Canh cua sôi 2 phút là có thể tắt bếp và múc ra bát thưởng thức.

4. Canh nấm nấu chua

Trời ấm dần, mẹ đảm làm 4 món canh thanh mát, nồi cơm hết veo chỉ trong phút chốc!

Nguyên liệu:

Nấm rơm: 150g

Nấm kim châm: 100g

Thịt nạc thăn: 100g

Đậu phụ: 1 bìa

Cà chua: 2 trái vừa; thơm (dứa): 300g; giá đỗ: 100g; bạc hà; 1 nhánh

Hành lá, rau mùi, rau ngổ: 150g, mỗi loại 50g

Ớt sừng: 5 trái

Me chín: 30g

Gia vị: Hành khô, tỏi, hạt nêm, bột ngọt, muối, nước mắm, tiêu bột, ớt bột, dầu ăn.

Cách làm:

Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhỏ.

Thịt nạc thăn: rửa sạch, để ráo, băm nhỏ, sau đó ướp thịt với ½ phần hành tỏi băm nhỏ, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa tiêu, 1 thìa dầu ăn trong 15 phút cho thịt ngấm gia vị, dầu ăn sẽ giúp thịt ngấm gia vị nhanh hơn và tơi ngon khi làm cách nấu canh chua nấm đấy.

Nấm rơm, nấm kim châm: Nếu có nước vo gạo thì bạn cho vào ngâm 15 phút cho trắng, nếu không thì chỉ cần cắt bỏ chân, rửa sạch qua nước lạnh, nấm rơm to có thể chẻ làm đôi, nấm kim châm tách thành từng sợi, để ráo.

Đậu phụ: rửa sạch, thái miếng vừa ăn.

Cà chua: rửa sạch, 1 trái thái miếng cau, 1 trái băm nhỏ.

Thơm: Gọt vỏ, cứa kỹ mắt, rửa sạch, thái miếng.

Giá đỗ: Nhặt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo.

Bạc hà: Tước vỏ, rửa sạch, thái miếng chéo.

Hành lá, rau mùi, rau ngổ: Nhặt vừa rửa sạch, thái mịn hành lá và rau ngổ, phần rau mùi thái khúc 3cm.

Ớt sừng: rửa sạch, bỏ cuống, thái lát, ½ trộn với 3 thìa nước mắm ngon để dùng kèm món canh chua nấm nhé.

Me chín: Ngâm vào bát nước ấm, bóp kỹ, tách hạt, lấy nước me.

Phi thơm 3 thìa dầu ăn với phần hành tỏi băm nhuyễn còn lại và 1 thìa ớt bột để món canh chua nấm có màu sắc hấp dẫn, cho thịt nạc thăn đã ngấm gia vị vào xào chín tới.

Tiếp đó bạn cho cà chua băm nhỏ vào, đảo thêm vài lần nữa rồi cho vào nồi một lượng nước vừa đủ để nấu canh, vặn lửa vừa. Khi thấy nước canh sôi, bạn dùng thìa lớn vớt hết lớp bọt bên trên để nước canh được trong, ngọt ngon hơn.

Bạn cho nước me chín đã tách hạt vào, nêm thêm 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, ½ thìa đường sao cho có vị chua ngọt mặn nhẹ vừa ăn là được, cho các nguyên liệu nấu canh chua vào cùng bao gồm: nâm rơm, nấm kim châm, đậu phụ, cà chua thái miếng, thơm, giá, bạc hà, đảo nhẹ một lần, đun sôi canh trong khoảng 4-5 phút đến khi các nguyên liệu vừa chín tới, canh dậy mùi thơm hấp dẫn là đạt yêu cầu, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, cho vào nồi canh hành lá, rau ngổ thái nhỏ và ½ thìa tiêu bột nữa là tắt bếp.

Bày món canh chua nấm ra tô lớn, trang trí bên trên rau mùi, ớt thái lát và một ít tiêu.

Theo Emdep.vn

Đọc thêm

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.