Tròn 1 tuần không có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng, gần 40.000 người đã tiêm vắc xin

Bản tin 6h ngày 25/3 của Bộ Y tế cho biết hôm nay đã tròn 1 tuần Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. Gần 40.000 người đã tiêm chủng vắc xin COVID-19. Hôm nay , Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch và tiêm vắc xin COVÌD-19 tại Hà Nội.

Có thêm 1.906 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong ngày 24/3/2021

Ngày 24/3, các tỉnh Quảng Ninh, Tây Ninh, Đồng Tháp đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin COVID-19. Như vậy đến nay, vắc xin COVID-19 đã được triển khai tại tất cả 19 tỉnh/TP thuộc giai đoạn 1.

Tính đến 16 giờ ngày 24/3/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 39.817 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Tròn 1 tuần không có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng, gần 40.000 người đã tiêm vắc xin

TS Đặng Quang Tấn- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng; PGS.TS Dương Thị Hồng- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW kiểm tra, giám sát công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện Sản -Nhi Quảng Ninh ngày 24/3

Chi tiết 39.817 người được tiêm tại 19 tỉnh/TP trong các ngày từ 08-24/3/2021 như sau: - Tỉnh Hải Dương: 17.248 người - TP. Hà Nội: 6.926 người - TP. Hải Phòng: 632 người - Tỉnh Hưng Yên: 2.665 người - Tỉnh Bắc Ninh: 2.737 người - Tỉnh Bắc Giang: 2.941 người - Tỉnh Hòa Bình: 1.311 người - Tỉnh Hà Giang: 297 người - Tỉnh Điện Biên: 476 người - TP. Đà Nẵng: 117 người - Tỉnh Khánh Hòa: 105 người - Tỉnh Gia Lai: 1.089 người - TP. Hồ Chí Minh: 948 người - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: 87 người - Tỉnh Bình Dương: 1.736 người - Tỉnh Long An: 244 người - Tỉnh Quảng Ninh: 10 người - Tỉnh Đồng Tháp: 57 người - Tỉnh Tây Ninh: 191 người

Các cơ sở y tế gồm Bệnh viện Việt Tiệp cơ sở 2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp Mười, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã kết thúc tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Tính từ 18h ngày 24/3 đến 6h ngày 25/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.576 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1.601 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước.

Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 908 ca, trong đó, riêng Hải Dương có 724 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

Đến hôm nay, 10 tỉnh, thành phố đã qua 40 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã qua 38 ngày không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng, đã tròn 1 tháng thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Tính riêng tại địa bàn Hải Dương, một trong hai địa phương đầu tiên có dịch trong đợt này và là địa phương dịch kéo dài nhất, phức tạp nhất, 6 ngày nay không ghi nhận ca mắc mới.

Số ca mắc của thế giới: Trong 12 giờ qua, số ca mắc COVID-19 của thế giới tăng 401.918 ca, tử vong tăng 6.378 ca - Cả thế giới hiện có 125.316.974 ca mắc, trong đó 101.179.071 ca đã khỏi bệnh; 2.754.813 ca tử vong và 21.392.142 ca đang điều trị (91.583 ca diễn biến nặng).

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 29.762, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 214

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 16.651

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 12.897

Tròn 1 tuần không có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng, gần 40.000 người đã tiêm vắc xin

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 2.265 bệnh nhân COVID-19/ 2.576 bệnh nhân.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước có 120 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 54 ca âm tính lần 1; Số ca âm tính lần 2: 21 ca; số ca âm tính lần 3 là 45 ca.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, hiện có 3 trường hợp bệnh nhân nặng, gồm 2 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh; 1 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Các trường hợp này đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ 3-5 lần, tuy nhiên các bệnh nhân này có một số bệnh lý nền và đang tập tự thở nên vẫn đang tiếp tục theo dõi sát trong quá trình điều trị.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang; Khử khuẩn; Khoảng cách; Không tụ tập và Khai báo y tế.

Tròn 1 tuần không có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng, gần 40.000 người đã tiêm vắc xin
Theo Thái Bình/SK&CĐ

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.