Từ suất ăn bán trú gây xôn xao ở Trường TH Thạch Linh, phải tăng cường kiểm tra, giám sát

(Baohatinh.vn) - Mấy ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh suất cơm bán trú của học sinh Trường Tiểu học Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) với những món ăn khá đơn giản. Ngay sau khi hình ảnh này được đăng tải đã gây không ít bức xúc cho phụ huynh và dư luận.

Suất cơm 27.000 đồng gây bức xúc

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hà Tĩnh, suất cơm bán trú của học sinh Trường Tiểu học Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) được một nhóm phụ huynh chụp lại vào ngày đầu tiên trường tổ chức lớp ăn bán trú của năm học 2019 - 2020.

Suất ăn gồm một phần cơm, ít rau bắp cải xào thịt bò, canh bí và 4 - 5 con tôm nõn rim. Điều đáng nói, ngoài cơm thì phần thức ăn còn lại khá ít.

Từ suất ăn bán trú gây xôn xao ở Trường TH Thạch Linh, phải tăng cường kiểm tra, giám sát

Trường Tiểu học Thạch Linh - nơi dư luận đang xôn xao vì bữa cơm bán trú đầu tiên

Anh A. - một phụ huynh có con đang học lớp 2 tại nhà trường chia sẻ: “Khi nhìn thấy suất cơm này, tôi rất thất vọng, thức ăn quá ít so với độ tuổi đang phát triển thể chất như các cháu. Gửi con cho nhà trường là tin tưởng từ giáo dục đến chăm nuôi, nhưng với phần thức ăn này, liệu con tôi có đảm bảo dinh dưỡng”.

Một phụ huynh khác cho biết: “Đây là suất cơm có giá 27.000 đồng do nhà trường hợp đồng với Nhà hàng Bà Đào (đường tránh TP Hà Tĩnh) cung cấp. Tôi không biết do nhà hàng hay là thiếu khâu giám sát của nhà trường, nhưng khẩu phần không xứng với mức giá mà chúng tôi bỏ ra như những thống nhất ban đầu. Món ăn chính (tôm - P.V) và món phụ quá ít, không ngon mắt".

Từ suất ăn bán trú gây xôn xao ở Trường TH Thạch Linh, phải tăng cường kiểm tra, giám sát

Thực đơn 27.000 đồng được cung cấp bởi Nhà hàng Bà Đào

Nhiều người cho rằng, mức giá này là đắt so với suất cơm như trên. Và, nhà trường - nơi chịu trách nhiệm cao nhất đã thiếu sâu sát, thiếu tinh nhạy để điều chỉnh thực đơn phù hợp với các cháu. Trong khi, phụ huynh không hề “lăn tăn” về việc thống nhất phương án thuê nhà hàng cung cấp bữa ăn bán trú thay vì bếp ăn nhà trường như trước (do không đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất).

Thêm vào đó, học sinh còn phải đóng thêm khoản tiền phục vụ (tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh, tiền trực trưa cho cán bộ, giáo viên, tiền cho nhân viên vệ sinh bán trú) là 140.000 đồng/em/tháng. Tính bình quân mỗi tháng, 1 học sinh phải nộp gần 700 ngàn cho việc ăn bán trú.

Trường gặp khó trong công tác bán trú

Cô Lê Thị Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh thừa nhận có sự việc xảy ra về bữa cơm bán trú tại trường của mình. Tuy nhiên, mức độ không quá nghiêm trọng như phản ánh.

Từ suất ăn bán trú gây xôn xao ở Trường TH Thạch Linh, phải tăng cường kiểm tra, giám sát

Bếp ăn cũ của trường tạm bợ và nằm trên mương nước, được đánh giá không đạt yêu cầu để thực hiện bán trú

“Vào cuối năm học 2018 - 2019, bếp của trường bị đánh giá không đạt yêu cầu về cơ sở vật chất do nhà tạm, làm trên mương thoát bẩn nên nhà trường đã xin ý kiến của UBND phường về phương án tìm nhà cung cấp thức ăn bên ngoài theo Thông tư 1336/SGDĐT-KHTC hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong trường học ngày 6/9/2018, nhằm đảm bảo việc học 2 buổi/ngày của học sinh.

Tiếp đó, nhà trường thực hiện đủ các quy trình về lựa chọn nhà cung cấp, phối hợp với Hội Cha mẹ học sinh khảo sát, đồng thời phát phiếu thăm dò đến tất cả phụ huynh có nhu cầu trước khi ký hợp đồng với nhà cung cấp là Nhà hàng Bà Đào (đường tránh TP Hà Tĩnh).

Trên thực tế, phần thực đơn bị dư luận phản ánh là bữa cơm bán trú đầu tiên của học sinh, đang trong 3 ngày đầu thăm dò ý kiến giám sát của phụ huynh. Giá như phụ huynh bình tĩnh và cho nhà trường trao đổi thì sự việc không quá căng thẳng như bây giờ”.

Liên quan đến giá của suất cơm, Hiệu trưởng Lê Thị Thủy cũng thông tin: “Trong 27.000 đồng thì giá thực phẩm là 22.000 đồng, còn 5.000 đồng là tiền trả cho dịch vụ vận chuyển và nhân công phục vụ của nhà hàng khi giao cơm đến tận trường. Còn riêng về thông tin tính thuế giá trị gia tăng trên mỗi suất cơm là hoàn toàn không có. Mặc dù nhà hàng báo giá nhưng hiện nay BCH Hội cha mẹ học sinh đã gửi đơn kiến nghị lên UBND thành phố không thu khoản thuế này”.

Từ suất ăn bán trú gây xôn xao ở Trường TH Thạch Linh, phải tăng cường kiểm tra, giám sát

Trưa ngày 18/9, các phụ huynh đã đón con về sau ngày ăn bán trú đầu tiên

Trước những áp lực của dư luận, ngày 18/9, Trường Tiểu học Thạch Linh buộc phải phát thông báo tạm ngừng phục vụ ăn bán trú và đề nghị phụ huynh đón trẻ vào 10h30 phút và trở lại trường trước 14h. Việc này đang thực sự gây ra những khó khăn, bất tiện cho cả học sinh và phụ huynh.

Bà Trần Thị Thủy Nga - Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh cho biết: “Ngay sau khi xảy ra sự việc ở Trường Tiểu học Thạch Linh, Phòng Giáo dục đã tiến hành kiểm tra và kết luận khẩu phần ăn đúng theo thực đơn nhưng chưa hợp lý, bố trí cùng một lúc tôm bóc vỏ, thịt bò xào bắp cải và thịt bằm canh bí thì nhìn vào số lượng sẽ rất ít”.

Bà Nga cũng cho rằng, công tác bán trú hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh, nhà trường cần phải phối hợp với phụ huynh để lựa chọn hình thức phù hợp. Theo đó, phòng cũng sẽ tăng cường hơn nữa việc giám sát ở các trường, kiểm soát hồ sơ hợp đồng, từ thực đơn đến định lượng, chất lượng bữa ăn. Đặc biệt là giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường, nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho học sinh.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đối với trường học này, gần như việc nấu ăn tại trường là bất khả kháng do cơ sở vật chất nhà bếp xuống cấp, địa điểm tận dụng bên mái hiên và nằm ngay trên mương thoát nước. Trong khi đó, quỹ đất của trường cũng không còn, nguồn kinh phí hạn hẹp.

Tuy nhiên, trong trường hợp phải thuê dịch vụ ngoài thì nhà trường phải tăng cường trách nhiệm giám sát tất cả các khâu từ an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ bữa ăn, món ăn cho đến cơ cấu giá thành bữa ăn. Việc thu phí dịch vụ ngoài phần dự toán phục vụ bán trú (5.000 đồng/cháu cho vận chuyển và nhân công phục vụ của nhà hàng) cần được hạch toán cụ thể. Hay nói đúng hơn, nhân công của nhà hàng phải do nhà hàng chịu trách nhiệm trả lương chứ không thể “cắt” từ phần cơm của học sinh. Nếu nhà hàng không đủ năng lực phục vụ thì cần phải khảo sát, lựa chọn những đơn vị cạnh tranh hơn.

Hiện nay, nhà trường đã mở cuộc họp phụ huynh đột xuất, trưng cầu ý kiến nhằm giải quyết tình trạng trên. Tuy nhiên, giữa các bên còn thiếu sự thống nhất ngày nào thì ngày đó, học sinh còn phải chịu thiệt.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Chủ đề Lạm thu đầu năm học ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.