UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Thể lệ Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Du lần thứ VII

(Baohatinh.vn) - Theo quyết định vừa được UBND tỉnh ban hành, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh có trách nhiệm tham mưu để ra quyết định thành lập hội đồng giải thưởng và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các công việc đảm bảo chính xác, hiệu quả, đạt chất lượng cao.

UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Thể lệ Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Du lần thứ VII

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng nhiều nhà nghiên cứu về Puskin và Nguyễn Du trao đổi với dịch giả Thuý Toàn (người áo sẫm) bên lề Hội thảo “Nguyễn Du - Puskin: Tương đồng và khác biệt”, diễn ra ngày 27/09/2019.

Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Du lần thứ VII nhằm đánh giá đúng giá trị tác phẩm văn học nghệ thuật, ghi nhận thành quả lao động sáng tạo của giới văn nghệ sỹ trong việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân, phát huy tác dụng các tác phẩm trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của công chứng, góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh và phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam.

Đối tượng dự giải là các hội viên và các tác giả đang sống, làm việc tại Hà Tĩnh. Những tác giả không phải là hội viên, không cư trú tại Hà Tĩnh chỉ xét tặng thưởng cho những tác phẩm tốt viết về đề tài quê hương, con người Hà Tĩnh; tác giả có thể dự giải ở nhiều thể loại nhưng chỉ được nhận giải ở tác phẩm có mức giải cao nhất; không trừ tác giả là thành viên hội đồng.

Thời gian công bố, xuất bản: Trong giai đoạn 5 năm (từ 1/1/2015 đến 31/12/2019) theo thời gian nộp lưu chiểu (đối với văn học) hoặc theo thời gian trưng bày, công diễn, phát sóng, phát hình (đối với tác phẩm nghệ thuật); theo thời gian phê duyệt đồ án thiết kế của các cấp có thẩm quyền (đối với kiến trúc).

UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Thể lệ Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Du lần thứ VII

Những hiện vật về cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du trong Khu lưu niệm luôn gây xúc động sâu sắc đối với các thế hệ. Ảnh Võ Khánh

Về công trình, tác phẩm: tác phẩm tham dự giải có giá trị xuất sắc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật, có tìm tòi sáng tạo phù hợp với định hướng chính trị, quan điểm về đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng.

Cụ thể: Văn, Thơ, Nghiên cứu Lý luận phê bình, Văn nghệ dân gian: tác phẩm, công trình đã in thành tập sách; kịch bản sân khấu: 1 vở kịch dài, 3 vở kịch ngắn trở lên đã in thành tập sách hoặc đã công diễn có băng tiếng hoặc băng hình kèm theo (chỉ xét giải cho kịch bản văn học).

Âm nhạc: tập ca khúc hoặc chùm 5 ca khúc đã công bố (in hoặc công diễn) có bản photo từ báo, tạp chí, tập sách hoặc băng hình, băng tiếng kèm theo.

Mỹ thuật: với hội họa, một chùm 4 tác phẩm cho các chất liệu (chều nhỏ nhất không dưới 40cm); với đồ họa, 4 tác phẩm (tranh khắc, tranh cổ động, ký họa, minh họa, lô-gô...); với điêu khắc, 4 tác phẩm. Các tác phẩm đã qua trưng bày, triển lãm hoặc in ấn, là bản gốc hoặc chụp lại ảnh cỡ 12x18cm, tác phẩm đã bán phải phóng cỡ: 25x38 cm.

Nhiếp ảnh: tập sách ảnh nghệ thuật hoặc chùm 5 ảnh nghệ thuật trở lên (màu hoặc đen trắng cỡ 25x38 cm hoặc 30x45 cm có ép platic kèm theo file ảnh gốc) đã qua trưng bày, triển lãm cấp tỉnh trở lên, hoặc đã in sách, báo, tạp chí.

Kiến trúc: các công trình quy hoạch, kiến trúc công cộng đã được phê duyệt, có bản thiết kế mặt bằng, mặt đứng và bối phối cảnh.

Múa: 3 tác phẩm biên đạo múa có thời lượng 15 phút trở lên, kèm theo băng hình.

UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Thể lệ Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Du lần thứ VII

Một cảnh trong bộ phim “Đại thi hào Nguyễn Du” sẽ được ra mắt nhân dịp kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng nhớ 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du

Phim truyện và phim tài liệu nghệ thuật: có kịch bản văn học kèm băng hình, thời lượng 30 phút trở lên đối với phim tài liệu nghệ thuật, 60 phút trở lên với phim truyện (ghi rõ thời lượng, thời gian, nơi phát sóng, có xác nhận của cơ quan sử dụng).

Trong hồ sơ dự giải, số lượng tác phẩm công bố dưới dạng in ấn gửi về hội đồng giải thưởng 5 bản, trong đó ít nhất phải có 1 bản gốc. Ngoài ra, các tác giả gửi thêm các tài liệu liên quan về hội đồng tham khảo (bằng chứng nhận giải thưởng, thông tin về thời gian, nơi công bố, các bài viết có liên quan đến tác phẩm dự giải...).

Về cơ cấu giải thưởng, có 6 giải A, mỗi giải trị giá 25 triệu đồng; 8 giải B, mỗi giải trị trá 20 triệu đồng; 10 giải C, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng; 12 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng.

Thời gian, địa điểm tiếp nhận công trình, tác phẩm: từ ngày 1/8/2020 đến hết ngày 15/8/2020. Hồ sơ gửi về Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh, số 34B, đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Hà Tĩnh. Ngoài bìa ghi rõ: hồ sơ tham gia Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Du lần thứ VII.

Toàn văn Thể lệ mời xem và tải về tại đây.

Chủ đề 255 NĂM NGÀY SINH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.