Uống thuốc quên bóc vỉ, một bệnh nhân nhập viện

(Baohatinh.vn) - Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa gắp thành công một viên thuốc nguyên vỉ sắc nhọn trong hành tá tràng của bệnh nhân.

Uống thuốc quên bóc vỉ, một bệnh nhân nhập viện

Hình ảnh viên thuốc nguyên vỉ trong hành tá tràng bệnh nhân.

Cách đây 2 ngày, bệnh nhân T.T.T (69 tuổi, trú tại xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà) uống thuốc và có cảm giác nghẹn ở vùng họng, lan xuống vùng thượng vị.

Sau đó, bệnh nhân có dấu hiệu đau nhiều ở vùng thượng vị, buồn nôn, nôn nhiều nên đã được người nhà đưa đi nhập viện tuyến dưới. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán có xuất hiện dị vật ở hành tá tràng và viêm loét dạ dày.

Bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Qua hội chẩn và làm các cận lâm sàng, các bác sỹ Khoa Nội tổng hợp đã tiến hành nội soi dạ dày gắp dị vật cho bệnh nhân T.

Kíp nội soi đã gắp dị vật là một viên thuốc chưa tách khỏi vỉ, kích thước trên 2x2cm nằm tại vị trí giữa lỗ môn vị và tá tràng. Do viên thuốc nguyên vỏ có các cạnh gây sắc nhọn nên đã gây nhiều khó khăn trong quá trình soi gắp.

Sau soi gắp, bệnh nhân đỡ đau bụng, ổn định và ăn uống bình thường. Bệnh nhân dự kiến sẽ được xuất viện vào ngày hôm nay.

Uống thuốc quên bóc vỉ, một bệnh nhân nhập viện

Viên thuốc nguyên vỉ có kích thước trên 2 x 2cm.

Việc quên bóc vỏ rồi uống thuốc hay mắc xương ở người lớn không phải là tình trạng hiếm gặp. Chính vì vậy, bác sỹ khuyến cáo người bệnh không nên uống một lần nhiều viên thuốc và đặc biệt lưu ý phải lấy hết thuốc ra khỏi vỏ. Đồng thời, không nên nói chuyện trong khi uống thuốc hay ăn uống.

Trường hợp người bệnh sau khi nghi ngờ sặc hay nuốt bất cứ dị vật nào nên đến khám ngay tại cơ sở y tế để tránh biến chứng nặng. Thời gian dị vật càng lâu trong cơ thể càng tăng mức độ nặng của biến chứng.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?