Vắcxin CombE Five được triển khai tiêm trước tại 4 tỉnh

Vắcxin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (DPT-VGB-Hib) được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ tháng 6/2010.

vacxin combe five duoc trien khai tiem truoc tai 4 tinh

Trẻ tiêm ngừa vắcxin Quinvaxem tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)

Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong thời gian tới, vắcxin DPT-VGB-Hib được lựa chọn để thay thế vắcxin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng là vắcxin có tên thương mại là vắcxin Combe Five do Ấn Độ sản xuất, được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010.

Vắcxin Combe Five là gì?

Vắcxin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất sẽ được sử dụng để thay thế cho vắcxin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc.

Hiện nay, việc chuyển đổi vắcxin mới này cho trẻ nhỏ được khá nhiều phụ huynh quan tâm.

Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, vắcxin Combe Five đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới và đã được sử dụng ở 43 quốc gia trên toàn Thế giới với hơn 400 triệu liều.

Vắcxin CombE Five đã được đăng ký lưu hành tại Việt Nam từ năm 2017.

Vắcxin Combe Five có thành phần và lịch tiêm chủng tương tự với vắcxin Quinvaxem. Do đó khi đưa vắc xin ComBE Five vào sử dụng trong tiêm chủng mở rộng thì cách thức triển khai sẽ thực hiện tương tự như triển khai sử dụng vắcxin Quinvaxem.

Vắcxin này sẽ được triển khai trên quy mô tại 4 tỉnh/thành phố thuộc 4 khu vực là Hà Nam, Đồng Tháp, Bình Định, Kon Tum trong tháng 6-7/2018 để rút kinh nghiệm về cách thức triển khai trước khi tổ chức triển khai chuyển đổi sử dụng vắcxin trên phạm vi toàn quốc.

Dừng tiêm vắcxin Quinvaxem

Loại vắcxin DPT-VGB-Hib sử dụng trong tiêm chủng mở rộng từ năm 2010 là vắcxin Quinvaxem do công ty Berna Biotech Hàn Quốc sản xuất đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Từ tháng 6/2010 đến tháng 12/2017, Việt Nam đã sử dụng khoảng 41 triệu liều vắcxin tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi, hàng năm có khoảng 1,6 -1,7 triệu trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc được tiêm đủ 3 mũi vắcxin với tỷ lệ tiêm chủng đủ 3 mũi đạt trên 90%.

Việc triển khai tiêm vắcxin Quinvaxem góp phần quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em dưới 1 tuổi không bị mắc các bệnh bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Ngày 10/05/2017, tập đoàn vắcxin Jassen tại Hàn Quốc (nhà sản xuất vắcxin Quinvaxem, Berna Biotech) đã có thư thông báo ngừng sản xuất vắcxin Quinvaxem từ năm 2016 và ngừng cung ứng vắcxin Quinvaxem trên toàn cầu từ năm 2018.

Số vắcxin Quinvaxem còn lại tại Việt Nam chỉ đủ để tiêm cho trẻ đến hết tháng 5/2018 và một số tỉnh đến tháng 6/2018.

Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắcxin Quinvaxem sang một loại vắcxin DPT-VGB-Hib tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh để thay thế vắcxin này./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.
Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Với nhiều chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh thực sự là động lực thúc đẩy công tác dân số trên địa bàn Hà Tĩnh phát huy hiệu quả.
Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Thông qua triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" tại Hà Tĩnh, người dân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà Đại danh y để lại.
 Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Hơn 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo đã được hỗ trợ phẫu thuật tim và mắt từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh với tổng kinh phí hơn 8,2 tỷ đồng.