Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

(Baohatinh.vn) - Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 đã bước vào chặng cuối khi ngày hôm nay (4/11) chỉ còn 3/15 đơn vị trình diễn phần thi của mình. Sau hơn 2 ngày tranh tài, trên sân khấu đã xuất hiện nhiều giọng ca đặc sắc, triển vọng, nhiều kép đàn xuất sắc, cho thấy có sự kế thừa, chuyển giao thế hệ liên tục ở khắp các tỉnh, thành nắm giữ di sản ca trù.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

Một tiết mục cho thấy sự kế tục thế hệ ca nương của đoàn Hà Tĩnh

Đánh giá về nghệ thuật ca trù, tổ chức UNESCO từng nhận định: “Trên thế giới, ít có một bộ môn nghệ thuật nào mà chỉ có ba người cùng với nhạc cụ đàn đáy, cỗ phách, trống chầu phối hợp lại mà thành cả thơ, nhạc, tiết tấu, thể điệu… làm mê hoặc lòng người như ca trù”. Ngày nay, theo sự phát triển của thời đại, tính chất của người cầm chầu đã thay đổi hoàn toàn, chỉ ca nương và kép đàn thì vẫn giữ được tính chất, vị trí của mình trong loại hình nghệ thuật này.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

Bên cạnh những ca nương nhiều kinh nghiệm như Trần Thị Kim Tuyến (Bắc Ninh)...

Với đặc điểm đó, ca nương và kép đàn cũng chính là 2 đối tượng được các tỉnh quan tâm đầu tư phát triển nhiều nhất. Bên cạnh những ca nương nhiều kinh nghiệm như Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (CLB Ca trù Xuân Đỉnh – TP Hà Nội), Hồng Oanh (TP Hồ Chí Minh), Kiều Chinh (Hải Dương), Nguyễn Thiên Hương (Thanh Hóa), Đặng Thị Vân (Hà Tĩnh), Trần Thị Kim Tuyến (Bắc Ninh)… là sự xuất hiện của lớp ca nương trẻ đầy triển vọng như: Quỳnh Như, Thu Hà (Hà Tĩnh), Thủy Tiên (Hải Dương), Lê Thị Minh (Hưng Yên), Nguyễn Thị Thanh Dung (Bắc Ninh)…

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

... Trần Thị Dua (Hưng Yên)

Những nghệ nhân và ca nương trẻ này đều học hát ở những giáo phường có uy tín, tiếng hát vừa trong thanh, sang trọng, vừa đạt đến những kỹ thuật luyến láy, đổ hột, nhả chữ điêu luyện. Nhờ đó đã đem đến cho khán giả những màu sắc khác nhau với sự tinh tế và biểu cảm cao.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

... là sự xuất hiện của những ca nương trẻ đầy triển vọng như Nguyễn Thị Thu Hà (Hà Tĩnh)...

Nghệ sỹ nhân dân Thanh Hoài – Ủy viên Hội đồng thẩm định Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 cho biết: “Qua phần biểu diễn của 12 đơn vị trong những ngày vừa qua, các thành viên hội đồng thẩm định đều rất phấn khởi bởi sự xuất hiện của đội ngũ ca nương, kép đàn mới với những kỹ thuật điêu luyện. Điều đó cho thấy, các tỉnh nắm giữ di sản này đều làm rất tốt việc chuyển giao, phát triển loại hình nghệ thuật này”.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

... Lê Thị Minh (Hải Dương)

Để nhận được những đánh giá đó, các ca nương không chỉ sở hữu giọng hát hay với những tuyệt kỹ của ca trù mà còn rất giỏi gõ phách. Trong nghệ thuật ca trù, trước khi học hát, đào nương phải thuần thục 5 khổ phách. Phách ca trù không chỉ giữ nhịp cho lời hát, mà nó thực sự là một tiếng hát bên ngoài thanh quản của ca nương. Ở đó thể hiện sự tinh tế, khả năng sáng tạo, biến hóa của ca nương trong từng thể cách. Chính vì thế, ca nương nào bỏ phách quá nhiều hoặc không thuần thục các nhịp phách thì dù giọng hát có hay cỡ nào cũng không được đánh giá cao.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

Muốn học hát ca trù, trước hết, ca nương phải thuần thục nhịp phách...

Hỗ trợ đắc lực cho giọng hát của ca nương chính là đàn đáy – nhạc cụ duy nhất có ở Việt Nam. Với cấu tạo đặc biệt, 3 dây của cây đàn đáy tạo nên thanh âm trầm đục, sâu lắng, nền nã. Thanh âm này kết hợp với tiếng phách giòn sắc, có nhịp mà như không có nhịp, khi tách rời khi hòa quyện, khi chân phương, khi dìu dặt, trở thành yếu tố hỗ trợ để đẩy giọng ca. Tiếng đàn có lúc phải theo từng chữ, từng hơi, từng cách đổ hột của ca nương, có lúc lại mở đường dẫn lối cho tiếng ca trở nên thanh thoát, bay bổng, sang trọng, ma mị, dẫn dụ… hơn.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

Nghệ nhân Ngọc Cuông (Hải Dương) là một trong những kép đàn kỳ cựu nhất tại liên hoan

Với những kép đàn có ngón nghề điêu luyện thì tiếng đàn lại có sự biến hóa độc đáo. Đó chính là lúc tiếng đàn tách mình ra khỏi nhịp phách và tiếng hát của ca nương, đi trước một bước rồi chờ đợi tiếng ca ở cuối câu, tạo nên cảm giác “phiêu” cho người nghe. Kép đàn điêu luyện cũng thường tạo ra khoảng “lưu không” để cho đào nương nghỉ hơi trong những thể cách dài.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

Tiếng đàn của nghệ nhân Tô Tuyên (Hải Phòng) đã để lại ấn tượng sâu sắc trên sân khấu Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018

Và, trong những ngày đầu của Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018, khán giả đã được thưởng thức những ngón đàn điêu luyện, đặc sắc của kép đàn Tô Tuyên (Hải Phòng), Trần Văn Đài (Hà Tĩnh), Ngọc Cuông (Hải Dương), Nguyễn Tiến Thành (Thanh Hóa)… Khán giả Nguyễn Văn Thành ở phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Đối với tôi, ca trù độc đáo nhất là ở thanh âm của cây đàn đáy. Tại sân khấu của liên hoan này, tôi ấn tượng nhất với sự biến hóa nhiều màu sắc của kép đàn Tô Tuyên đoàn Hải Phòng”.

Với sự xuất hiện rất ít nghệ nhân kỳ cựu, thay vào đó là đội ngũ nghệ nhân, ca nương, kép đàn trẻ, Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 cho thấy sức sống bền bỉ của ca trù trong đời sống đương đại. Điều được chờ đợi nhất chính là sự đa dạng, chuyên sâu của ca nương và kép đàn khi đội ngũ này ngày càng thể hiện được nhiều thể cách trong tổng số 34 thể cách của ca trù.

Đọc thêm

Infographic: Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, tinh giảm xã

Hà Tĩnh trong cảm nhận của con em xa quê

Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Nhiều du khách đến với biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) tỏ ra thích thú và hài lòng khi được trải nghiệm dịch vụ xe điện, ngắm nhìn cảnh quan, hòa mình vào nhịp sống của người dân.
Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Nằm giữa vùng đồi núi nhấp nhô thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ, Khu du lịch Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành "thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh, đầy sức mê hoặc , thu hút du khách xa gần.
Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Khám phá cung đường hoang sơ, kỳ vĩ cùng VinFast Hà Tĩnh

Khám phá cung đường hoang sơ, kỳ vĩ cùng VinFast Hà Tĩnh

Cùng người bạn đồng hành là chiếc ô tô điện "3 không” (không mùi, không tiếng ồn và không phát thải), du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh biển trời hùng vĩ, cảm nhận rõ nét đẹp của vùng đất Hà Tĩnh yên bình.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Bùng nổ mùa hè 2025 cùng du lịch biển Hà Tĩnh

Bùng nổ mùa hè 2025 cùng du lịch biển Hà Tĩnh

Cùng với chuỗi lễ hội khai trương hoành tráng, các khu, điểm du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh đang nỗ lực đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, hứa hẹn mang đến kỳ nghỉ sôi động, đáng nhớ cho du khách muôn phương trong dịp hè 2025.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Những người con xa quê nặng lòng với quê hương

Những người con xa quê nặng lòng với quê hương

Những người con Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam không chỉ đoàn kết, nỗ lực góp phần xây dựng vùng đất mới mà còn luôn đau đáu hướng về quê hương. Với tình yêu quê sâu đậm, họ luôn chung tay vun đắp, lan tỏa giá trị văn hóa và tinh thần Hà Tĩnh, tạo nên một “Hà Tĩnh thứ hai” đầy nghĩa tình và bản sắc nơi đất khách.
Hà Tĩnh khởi đầu mùa du lịch biển sôi động

Hà Tĩnh khởi đầu mùa du lịch biển sôi động

Khai trương mùa du lịch biển năm nay không tổ chức quy mô cấp tỉnh, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư công phu và diễn ra đồng loạt tại các địa phương, sự kiện này đã mang đến những ấn tượng đặc biệt, mở ra một mùa du lịch biển sôi động.
Khai trương mùa du lịch biển Kỳ Anh

Khai trương mùa du lịch biển Kỳ Anh

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh quê hương, con người huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tươi đẹp, thân thiện đến với du khách trong và ngoài nước.
Tưng bừng khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Tưng bừng khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã về dự khai trương du lịch biển ở Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh), Xuân Hải (Thạch Hà), Xuân Thành (Nghi Xuân).
Sẵn sàng "bấm nút" khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Sẵn sàng "bấm nút" khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật công phu, hấp dẫn và tăng cường các hoạt động bên lề, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng "bấm nút" khai trương du lịch biển năm Hà Tĩnh năm 2025,
Đèn lồng sáng rực biển đêm Xuân Thành

Đèn lồng sáng rực biển đêm Xuân Thành

Check-in hàng ngàn chiếc đèn lồng đa sắc màu, thả hoa đăng trên kênh Bàu Dài... mang tới cho du khách những trải nghiệm mới mẻ khi về biển Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dịp này.