Về bên dòng sông tuổi thơ…

(Baohatinh.vn) - Sông vẫn trẻ. Chỉ tôi là đã già. Nhưng tôi vui vì dẫu bao nhiêu vật đổi sao dời, riêng dòng La ở Hà Tĩnh quê tôi vẫn vậy…

161d5154248t36221l0.jpg
Đôi bờ sông La. Ảnh: Huy Tùng

Một chiều hanh nắng, lòng chợt nhớ quê. Tôi rời thành phố, chạy xe về quê theo tiếng gọi của miền ký ức. Nơi đó, triền đê La Giang vẫn thoải xanh lộng gió và con sông quê vẫn miệt mài chảy cùng những ký ức êm đềm của bao nhiêu thế hệ...

Dòng La quê tôi hiền hòa là vậy nhưng đã kiến tạo nên biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương, đồng thời cũng cất giữ cho quê hương thật nhiều di sản. Trong ký ức của tôi, sông hiện lên với thật nhiều dáng vóc. Đó là dải lụa xanh trong những ngày mùa thu lãng đãng, là chiếc khăn óng ánh những buổi mặt trời hay mặt trăng chảy tràn con nước, là con thuyền chở đầy câu ví đò đưa…

Tôi trở về đúng lúc dòng sông lóng lánh hoàng hôn. Những chiếc thuyền mốc xạm màu rêu nằm lặng trên bến. Nhưng dòng sông không cô đơn. Tôi vẫn thấy trước mắt mình hình ảnh người làng tôi giặt giũ, tiếng bầy trẻ gái reo hò cổ vũ cho bầy trẻ trai sải cánh thi bơi.

bqbht_br_adji-0980-4257.jpg
Dòng La quê tôi đã kiến tạo nên biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương (Trong ảnh: Bến Tam Soa).

Hồi ấy, chúng tôi có thật nhiều trò vui trên sông. Nhớ nhất là những ngày trốn ông bà, bố mẹ theo lũ bạn đi chặt cây chuối kết bè để thi chèo. Rất nhiều đứa trẻ phải “ăn đòn” từ trò chơi ấy nhưng chúng chẳng bao giờ chừa. Tôi cũng vậy! Khi lòng hiền hòa hơn thì chúng tôi chơi trò ném thia lia. Đơn giản chỉ là chọn một viên đá dẹt, ném và đếm số lần nảy trên mặt nước trước khi chìm rồi ngắm những vòng nước từ từ tỏa lan, vậy mà chúng tôi chơi hoài không chán. Ngoan hơn nữa thì chúng tôi giúp mẹ giặt giũ, rửa rau, rửa bát, cọ nồi… Nhiều đứa con trai giỏi hơn thì câu tôm, câu cá giúp mẹ cải thiện bữa ăn.

Thời gian thấm thoắt qua đi, ai rồi cũng phải lớn. Cô bé gội đầu, chải tóc bên sông ngày nào cũng xa bến sông quê đến thành phố xa lạ và ồn ào. Sống ở phố, cuốn theo những ồn ào, sôi động là thế, vậy mà mỗi lần buồn thương, mỗi lần nghe ai đó hát bài “Khúc hát sông quê” là lại thấy nghẹn ngào như thấp thoáng thấy dòng sông La ngay trước mắt… Hình ảnh trong câu hát của cố nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo “Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ/ Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng…” cứ như thước phim ghi lại cuộc sống của chúng tôi ngày ấy vậy…

Sông vẫn trẻ. Chỉ tôi là đã già. Nhưng tôi vui vì dẫu bao nhiêu vật đổi sao dời, riêng dòng La vẫn vậy… Để những khi lòng cần một chỗ tựa nương, cần một chốn yên bình, tôi lại trở về bên dòng sông quê, để thêm một lần được ngụp lặn trong dòng mạch văn hóa ấy, để được sông bồi đắp thêm bao lớp phù sa cho tâm hồn…

Chủ đề Sáng tác Văn học Nghệ thuật

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.