(Baohatinh.vn) - “Em muốn dành hết tiền tiết kiệm góp phần cùng cả nước nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, chúng em sớm được đi học lại thôi” - em Lê Nguyễn Thu Thủy, 12 tuổi, ở xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) chia sẻ điều này khi mang tiền tiết kiệm lên ủy ban xã ủng hộ chống dịch Covid-19.
Sáng đầu tuần, như kế hoạch đã định, em Lê Nguyễn Thu Thủy (học sinh lớp 6D - Trường THCS Hải Thượng Lãn Ông - Hương Sơn) đạp xe lên trụ sở UBND xã Sơn Lâm, mang theo chiếc phong bì có chứa 1 triệu đồng và một bức thư viết tay gửi lãnh đạo các cấp.
Đó là số tiền cả năm qua em nuôi lợn đất dành dụm mua sắm sách vở, quần áo mới.
Lãnh đạo xã Sơn Lâm xúc động khi đón nhận món quà từ Thu Thủy.
Dáng người nhỏ bé, gầy guộc nhưng cô bé lớp 6 lại rất tự tin, đĩnh đạc khi xin cán bộ ủy ban cho mình được trực tiếp gặp Chủ tịch xã để trình bày “câu chuyện”.
“Khi gặp em, tôi chỉ nghĩ em mang giấy tờ gì đó của bố mẹ lên nhưng nghe em trình bày muốn ủng hộ tiền chống dịch, tôi thật sự bất ngờ. Và cảm động hơn khi mở phong bì ra là những đồng tiền tích cóp của em kèm một bức thư rất mạch lạc” – Chủ tịch UBND xã Sơn Lâm Trần Quỳnh cho biết.
Sơn Lâm là một xã miền núi nghèo của huyện Hương Sơn, đời sống của người dân hết sức khó khăn. 1 triệu đồng với người dân nơi đây không phải là một số tiền nhỏ, với một đứa trẻ học lớp 6 như Thu Thủy – đó là cả một “gia tài”.
“Gia tài” Thu Thủy tích cóp một năm được em mang lên ủng hộ chống dịch cùng bức thư chứa đầy tình cảm và trách nhiệm.
Thế nhưng, Thủy vẫn quyết dành “gia tài” của mình để đóng góp cho địa phương chống dịch bởi như chia sẻ của em với lãnh đạo xã: “Em dành tiền cũng để mua quần áo đẹp, sách vở mới đi học. Nếu vì dịch bệnh mà không được đi học thì em chẳng cần quần áo đẹp, em mặc thế này cũng được rồi. Thế nên em muốn dành hết tiền tiết kiệm, chỉ mong góp phần cùng cả nước nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, chúng em sớm được đi học lại thôi”.
Những chia sẻ của cô bé làm cay khóe mắt nhiều cán bộ ủy ban xã Sơn Lâm có mặt buổi sáng hôm ấy. Bởi ở Sơn Lâm ai cũng biết hoàn cảnh gia đình Thủy chẳng khá giả gì khi bố em là thợ xây, mẹ làm ruộng nuôi 4 đứa con ăn học. Thủy là con thứ hai trong gia đình. Nhà đông con, hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn chăm ngoan, học giỏi.
Anh Lê Văn Trung (thôn Lâm Đồng – xã Sơn Lâm) - bố em Thủy chia sẻ: “Khi con gái xin phép đập lợn đất lấy tiền ủng hộ xã chống dịch, tôi đồng ý ngay. Dù số tiền con tôi đóng góp có thể chẳng thấm vào đâu so với chi phí phòng chống dịch nhưng con có ý thức, trách nhiệm như vậy tôi rất vui”.
Bức thư Thu Thủy gửi chính quyền khi mang tiền tiết kiệm lên ủng hộ.
Giá trị vật chất không quá lớn nhưng tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng của Thu Thủy rất đáng trân trọng. Trong bức thư gửi lãnh đạo các cấp, em viết: “Mặc dù đây không phải là số tiền lớn, nhưng quan trọng hơn là tấm lòng của em… Em chỉ mong nước ta nhanh chóng đẩy lùi dịch Covid-19”.
“Hành động và những lời chia sẻ của em Thủy khiến chúng tôi rất xúc động. Tuổi nhỏ nhưng suy nghĩ và việc làm của em có ý nghĩa không hề nhỏ chút nào. Chắc chắn câu chuyện của em sẽ góp phần lan tỏa mạnh mẽ phong trào toàn dân chung sức phòng chống dịch bệnh trong người dân” – Chủ tịch UBND xã Sơn Lâm Trần Quỳnh chia sẻ.
Tấm lòng thiện nguyện của bà Chu Thị Lương (81 tuổi, thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã sưởi ấm nhiều mảnh đời khó khăn và ươm mầm nhân ái, dựng xây nếp sống nghĩa tình cho con cháu.
Cảnh sắc tươi đẹp, cuộc sống tươi vui. Người dân thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn (TP Hà Tĩnh) đang được thụ hưởng thành quả từ bàn tay lao động của chính mình tạo ra.
Trung tá Nguyễn Hữu Lập (quê Hà Tĩnh) là một trong những giọng đọc chính tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đã góp sức tạo khí thế hào hùng cho buổi lễ.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày vừa khép lại, lượng du khách đến tham quan, lưu trú trong dịp nghỉ lễ cho thấy tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Với nhiều trải nghiệm mang đậm màu sắc nông thôn Việt Nam, thôn Trang Liên Nhật (phường Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) thu hút hơn 1.500 lượt khách mỗi ngày trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Thay vì đi du lịch ở những nơi xa xôi, nhiều người dân Hà Tĩnh đã lựa chọn đi du lịch trong địa bàn tỉnh để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian di chuyển.
Nhiều du khách đến với biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) tỏ ra thích thú và hài lòng khi được trải nghiệm dịch vụ xe điện, ngắm nhìn cảnh quan, hòa mình vào nhịp sống của người dân.
Thời tiết khá nóng, các điểm đến được tân trang, xây dựng nhiều sản phẩm hấp dẫn, công tác quảng bá lan tỏa... là những yếu tố giúp thu hút du khách về với biển Hà Tĩnh trong kỳ nghỉ lễ.
Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Trong những ngày cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều cựu chiến binh Hà Tĩnh lại bồi hồi nhớ đến giờ phút hào hùng, cùng đoàn quân chiến thắng có mặt tại Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Hà Tĩnh sở hữu nhiều điểm đến hấp dẫn với đa dạng loại hình du lịch. Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội lý tưởng để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi và khám phá.
Nằm giữa vùng đồi núi nhấp nhô thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ, Khu du lịch Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành "thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh, đầy sức mê hoặc , thu hút du khách xa gần.
Nhà báo Đậu Ngọc Đản, quê ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là 1 trong 2 phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975 để kịp thời ghi lại khoảnh khắc lịch sử của dân tộc.
Từng là những trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ, phải chịu biết bao bom đạn của kẻ thù, song giờ đây, những miền quê của Hà Tĩnh đang “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Cùng người bạn đồng hành là chiếc ô tô điện "3 không” (không mùi, không tiếng ồn và không phát thải), du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh biển trời hùng vĩ, cảm nhận rõ nét đẹp của vùng đất Hà Tĩnh yên bình.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
Cùng với chuỗi lễ hội khai trương hoành tráng, các khu, điểm du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh đang nỗ lực đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, hứa hẹn mang đến kỳ nghỉ sôi động, đáng nhớ cho du khách muôn phương trong dịp hè 2025.
Từng trang nhật ký, từng lá thư hoen màu theo thời gian như những mảnh ghép thiêng liêng, tái hiện cuộc đời và lý tưởng cao đẹp của những con người đã ngã xuống vì đất nước.
Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Những người con Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam không chỉ đoàn kết, nỗ lực góp phần xây dựng vùng đất mới mà còn luôn đau đáu hướng về quê hương. Với tình yêu quê sâu đậm, họ luôn chung tay vun đắp, lan tỏa giá trị văn hóa và tinh thần Hà Tĩnh, tạo nên một “Hà Tĩnh thứ hai” đầy nghĩa tình và bản sắc nơi đất khách.
Khai trương mùa du lịch biển năm nay không tổ chức quy mô cấp tỉnh, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư công phu và diễn ra đồng loạt tại các địa phương, sự kiện này đã mang đến những ấn tượng đặc biệt, mở ra một mùa du lịch biển sôi động.
Trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Hà Tĩnh đã lập nên nhiều chiến tích vẻ vang, trong đó, thành tích bắn rơi hàng trăm chiếc máy bay địch, bắt sống giặc lái là niềm tự hào mãnh liệt.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh quê hương, con người huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tươi đẹp, thân thiện đến với du khách trong và ngoài nước.
Góp phần vào thành tựu chung của văn học nghệ thuật Hà Tĩnh, từ kháng chiến chống Mỹ đến nay, lĩnh vực nhiếp ảnh đã tạo dấu ấn đậm nét, khi khắc họa những thời khắc lịch sử và sự phát triển của quê hương.