Hội viên Hội Nhà báo Hà Tĩnh: Nỗ lực, đam mê và thành công!

(Baohatinh.vn) - Bằng tình yêu nghề, trách nhiệm trước Đảng, Nhân dân, với ngòi bút sắc sảo, đội ngũ hội viên Hội Nhà báo Hà Tĩnh đã nỗ lực không mệt mỏi, giành nhiều kết quả cao tại giải báo chí quốc gia và giải của các bộ, ban, ngành toàn quốc.

Nhà báo Phạm Thị Anh Hoài (Báo Hà Tĩnh) - giải C Giải Báo chí quốc gia: Dày công nghiên cứu, tìm hiểu để có cách kể mới về đề tài văn hóa.

Hội viên Hội Nhà báo Hà Tĩnh: Nỗ lực, đam mê và thành công!

Tác phẩm “Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh” được nhóm tác giả “thai nghén” sau thành công của Hội nghị Văn hóa toàn quốc và thực hiện trước thềm Hội nghị Văn hóa toàn tỉnh năm 2022. Đây là chuỗi phóng sự khám phá bề dày và chiều sâu văn hóa của con người, mảnh đất núi Hồng - sông La, những thành tựu dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ.

Là đề tài không mới nhưng để có cách kể mới thì đòi hỏi rất nhiều công sức, trí tuệ. Bên cạnh việc dày công nghiên cứu các tài liệu về văn hóa, về các chủ trương, chính sách của Đảng, chúng tôi còn tìm gặp các nhà nghiên cứu văn hóa, các giáo sư, tiến sỹ, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài tỉnh, xin ý kiến góp ý đồng thời trò chuyện, tạo tư liệu cho bài viết. Điều may mắn là tất cả những nơi chúng tôi “gõ cửa”, ai cũng đều nhiệt tình hỗ trợ. Nhờ đó, từ những mông lung ban đầu, chúng tôi đã tìm được hướng đi cho tác phẩm.

Với 5 kỳ - 5 chủ đề cụ thể, tác phẩm đi sâu vào phân tích những vỉa tầng văn hóa của quê hương Hà Tĩnh. Từ đó, làm nổi bật lên vai trò của Đảng trong việc khơi nguồn khát vọng, phát huy các giá trị văn hóa, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, giúp các thế hệ Nhân dân Hà Tĩnh kiến tạo nên những giá trị khác nhau trong các thời kỳ lịch sử của đất nước.

Với nguồn dữ liệu phong phú, được nhiều nhà nghiên cứu tham gia phân tích, bình luận, tác phẩm đã góp phần khẳng định: Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã luôn lấy “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, coi văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa, từ đó nhân lên “sức mạnh mềm” to lớn, bền vững.

Tác phẩm đã vinh dự được nhận nhiều giải thưởng lớn: Giải A Giải báo chí viết về xây dựng Đảng tỉnh Hà Tĩnh năm 2022; giải A Giải báo chí Trần Phú tỉnh Hà Tĩnh năm 2022 và đặc biệt là giải C Giải báo chí Quốc gia năm 2022. Đó là niềm vinh dự, tự hào, là động lực để chúng tôi tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong hành trình đầy vất vả của nghề báo.

Nhà báo Nguyễn Mạnh Hà (Báo Hà Tĩnh) - giải Khuyến khích Cuộc thi viết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Giải quyết nhiều yêu cầu cùng lúc.

Hội viên Hội Nhà báo Hà Tĩnh: Nỗ lực, đam mê và thành công!

Xây dựng Đảng là mảng đề tài có tính “thử thách” với các nhà báo. Vốn dĩ ngôn ngữ báo chí đã có những khó khăn ban đầu để dung hòa với ngôn ngữ trong lĩnh vực xây dựng Đảng, nên đã khó khi xây dựng đề tài lại còn dễ bối rối khi sử dụng bút pháp.

Bởi vậy, yêu cầu đối với người viết là phải xác định một vấn đề đúng nhưng phải hay, chính xác về chủ trương, chính xác đến từng từ ngữ nhưng phải thú vị và bạn đọc dễ tiếp cận. Đây là những đòi hỏi mà mỗi tác giả trả lời bằng một đáp án.

Cùng với giải quyết các vấn đề đó, quá trình làm việc, tôi luôn quan tâm đến tính thực tế, rằng vấn đề mình triển khai liệu có được bạn đọc quan tâm? Cái hay của đề tài nào cũng vậy, nhưng riêng đề tài xây dựng Đảng muốn thu hút thì trước hết, người viết phải chọn cái mà công chúng cần và đáp án có trong chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Cách giải quyết ở đây là phải đưa chủ trương, chính sách của Đảng áp dụng vào vấn đề mà công chúng quan tâm, từ đây, nhiều cú click chuột sẽ đến với bài viết.

Tôi đã từng bám sát tính thực tế đó và đã cho ra đời một số tác phẩm đạt 2 giải báo chí quốc gia, các giải bộ, ngành và cấp tỉnh. Năm 2019, tôi được trao Giải Báo chí quốc gia với tác phẩm “Cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã” gồm 4 kỳ. Thời điểm đó, cả nước đang tập trung thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, Trung ương 7 (khóa XII) trong đó có vấn đề về cải cách chính sách tiền lương. Tôi đã nhận thấy sự bất cập trong chính sách với cán bộ, công chức và đội ngũ hoạt động không chuyên trách cấp xã dẫn đến những dư luận trái chiều. Từ đó, tôi đã vận dụng quan điểm, chính sách vào thực tiễn và cho ra đời tác phẩm. Hay như năm 2022, khi cả nước đang rất quan tâm phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng lãnh đạo, tôi đã thực hiện ngay tác phẩm chính luận “Loại bỏ những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” (2 kỳ) và đã được trao giải Báo chí bảo vệ nền tảng tư tưởng do Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức và giải B Giải Báo chí Trần Phú.

Nhà báo Bùi Tiến (Báo Bảo vệ pháp luật) - giải Khuyến khích Giải Báo chí quốc gia: Quyết tâm đưa vụ việc ra ánh sáng dù nhiều khó khăn.

Hội viên Hội Nhà báo Hà Tĩnh: Nỗ lực, đam mê và thành công!

Nghề báo, đối với tôi như là cơ duyên. Bởi tôi là một nhà báo “tay ngang”, khi từ một người làm nghiệp vụ trong ngành kiểm sát chuyển về Báo Bảo vệ pháp luật. Tình yêu với nghề đã đưa tôi đến nghiệp đi và viết. Tôi đã có những thành công bước đầu trong 12 năm làm báo chuyên nghiệp với nhiều giải thưởng báo chí quốc gia, của các bộ, ngành và địa phương.

Năm nay, tuyến bài “Ma thuật trong mua sắm thiết bị dạy và học ở Hà Tĩnh” được Hội đồng Giải Báo chí Trần Phú tặng giải A. Đây là một niềm vinh dự và hạnh phúc rất lớn của tôi cũng như với anh chị em phóng viên thường trú tại Hà Tĩnh. Tuyến bài này cũng đạt giải Khuyến khích Giải Báo chí quốc gia năm 2022.

Thực sự, khi có được thông tin và bắt tay vào xác minh, tìm hiểu một vấn đề mà cả nước đang “nóng” tại chính quê hương mình, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Từ khi tiếp cận thông tin, tài liệu, đến khi tìm gặp các bên liên quan để đối chứng, xác tín thông tin… là cả một quá trình khó khăn. Hay đúng hơn, “đi đến đâu bị chặn đến đó”. Thời điểm đó, tỉnh cũng đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh vào cuộc nhưng chưa kết thúc, chưa đưa ra kết luận. Nhưng tôi vẫn quyết định làm, bởi tôi nghĩ, sự việc cuối cùng sẽ được đưa ra ánh sáng, khi mà tỉnh mình những năm qua đã và đang làm rất quyết liệt những vụ việc tương tự, đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí trong sử dụng nguồn vốn ngân sách, đấu thầu trang thiết bị…

Gửi tuyến bài dự giải, tôi chọn 5 bài chính theo điều lệ, nhưng tuyến bài có nhiều bài hơn, bóc tách, phản ánh rõ dần từ thông tin đến khi vụ việc được kết luận thanh tra, khởi tố điều tra. Và giải A giải báo chí Trần Phú là ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực này.

Nhà báo Phan Thị Minh Giang (Đài PT-TH Hà Tĩnh) - giải Khuyến khích “Búa liềm vàng” toàn quốc: Góp sức cho công tác xây dựng Đảng.

Hội viên Hội Nhà báo Hà Tĩnh: Nỗ lực, đam mê và thành công!

Phóng sự phát thanh “Đi tìm vị trí cho văn phòng cấp ủy cơ sở” được nhóm phóng viên Tiến Thành - Minh Giang - Đào Hoa - Minh Chiến (Đài PT-TH Hà Tĩnh) triển khai thực hiện.

Chúng tôi đã bắt đầu bằng câu chuyện rất thực của những những người tham mưu, giúp việc cho cấp ủy đảng cơ sở tại nhiều địa phương, do không có định biên nên họ phải chấp nhận là công chức kiêm nhiệm hoặc chức danh không chuyên trách. Công việc vất vả, thu nhập thấp và khó có cơ hội phấn đấu trưởng thành… là những lý do khiến nhiều người không có động lực phấn đấu, theo đuổi lâu dài với nghề.

Phóng sự cũng đi sâu phân tích những bất cập đối với việc bố trí định biên vị trí văn phòng cấp ủy. Mặc dù các cấp ủy địa phương đã nhiều lần đề xuất với Trung ương sớm giải quyết, tuy nhiên, hàng chục năm qua, thực trạng này vẫn dẫm chân tại chỗ, gây nhiều khó khăn, xáo trộn trong sắp xếp, bố trí cán bộ, đặc biệt là vị trí cán bộ văn phòng cấp ủy. Phóng sự cũng kiến nghị các cơ quan liên quan, cần cho một biên chế chính thức cho vị trí này. Cần phải có một chỗ đứng vững chắc, thu nhập ổn định như các vị trí khác, cán bộ văn phòng cấp ủy mới thực sự an tâm, gắn bó dài lâu, thực thi tốt nhất nhiệm vụ của mình.

Tác phẩm đạt đã đạt giải C cấp tỉnh và giải Khuyến khích Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng). Nhóm tác giả hết sức vinh dự, tự hào, bởi không chỉ được Ban Tổ chức đánh giá, ghi nhận quá trình lao động sáng tạo, nghiêm túc và trách nhiệm mà thông qua tác phẩm, chúng tôi đã phần nào góp được tiếng nói của mình nhằm xây dựng một vị thế xứng đáng cho văn phòng cấp ủy cơ sở nói riêng và góp phần thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng nói chung.

Nhà báo Linh Thủy (Đài PT-TH Hà Tĩnh) - Huy chương Bạc Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XV: Chia sẻ, đồng cảm với nhiều mảnh đời, nhiều số phận.

Hội viên Hội Nhà báo Hà Tĩnh: Nỗ lực, đam mê và thành công!

Trong một lần đi thực tế, tình cờ tôi được nghe chia sẻ về số phận kỳ lạ của một đôi vợ chồng. Người vợ bị bán sang Trung Quốc làm vợ xứ người, lưu lạc gần 20 năm, cuộc đời tưởng đã bị chôn vùi nơi đất khách thì số phận cho cô gặp được một người đàn ông mạo hiểm đưa cô trở về quê hương rồi cưu mang lấy làm vợ mà không màng đến quá khứ năm xưa. Tác phẩm “Sóng đời” là câu chuyện kể về số phận của cô gái và mối nhân duyên có phần kỳ lạ đó.

Thực hiện kiểu phóng sự nặng về tâm lý nhân vật như vậy, cái khó nhất là để họ có thể mở lòng và chia sẻ. Bởi vậy tôi cố gắng đến với nhân vật nhiều lần, tạo dựng niềm tin và tình cảm để họ thấy tôi thực sự muốn chia sẻ câu chuyện của họ theo hướng nhân văn. Và rồi cứ thế những lời thủ thỉ, tâm tình, cũng là cách để khai thác thông tin viết bài được chính người trong cuộc bộc bạch chân thành, mộc mạc. Rồi những nút thắt, những cao trào, những giọt nước mắt, những bi ai và nỗ lực vươn lên nghịch cảnh của họ được tái hiện chân thực, là mấu chốt cho sự thành công của tác phẩn “Sóng đời” - tác phẩm đạt Huy chương Bạc tại Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XV. Ngoài nỗ lực của cả một êkip từ giọng đọc đến kỹ thuật âm thanh thì tôi phải cảm ơn nhân vật của mình khi họ thật sự truyền cảm hứng cho tôi trong quá trình tác nghiệp.

Tôi nhận ra càng đi, càng trải nghiệm thì sẽ có đề tài hay, miễn là khi đó nhà báo cùng chia sẻ, đồng cảm với nhiều mảnh đời, nhiều số phận để lắng nghe và cảm nhận. Câu chuyện buồn của đôi vợ chồng trong tác phẩm “Sóng đời” để lại nhiều day dứt về thân phận người phụ nữ, về vấn nạn buôn người nhưng cũng truyền đi thông điệp về tình yêu thương và nghị lực sống cho chính tác giả và người nghe.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.