Vu Lan viết về mẹ

(Baohatinh.vn) - Chúng tôi khôn lớn nên người bằng sự tảo tần và tình yêu thương lớn lao của mẹ. Mỗi mùa Vu Lan về càng thêm thấm sâu công ơn sinh thành, dưỡng dục, nặng đầy thêm ơn nghĩa mẹ cha.

Vu Lan viết về mẹ

Mẹ tảo tần, hy sinh để chúng tôi được ăn học nên người. Ảnh minh họa internet.

Mẹ tôi - một người phụ nữ sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo khó. Ngày trẻ, mẹ là cô gái xinh đẹp, tháo vát trong vùng nên đã lọt vào “mắt xanh” của bố - chàng trai con nhà nghèo nhưng được ông bà cho ăn học đàng hoàng.

Khi bố đèn sách ra tận ngoài Bắc để theo học ngành điện, một mình mẹ ở nhà chăm sóc ông bà nội và 3 đứa con thơ dại. Cái ăn, cái mặc cho cả gia đình, chi phí học hành cho các con gần như vắt kiệt sức lực của mẹ.

Sau khi học xong, bố tôi về nhận công tác tại tỉnh Nghệ An, nhưng đồng lương eo hẹp, bố mẹ lại sinh thêm tôi và em gái nên cuộc sống của gia đình cũng không đỡ chật vật hơn là bao. Hàng chục năm trời bố công tác xa nhà, mẹ một mình chu toàn nội ngoại, chăm sóc ông bà và nuôi dạy các con.

Trong ký ức non nớt của tôi, hình ảnh mẹ ngày đó là nét mặt lo toan, dáng đi tất bật. Tôi luôn tự hỏi, sao mẹ lúc nào cũng vội vàng đến vậy và lớn lên tôi mới hiểu, nếu không có sự tất bật, vội vàng đó, 5 chị em chúng tôi đã không được nuôi nấng, ăn học tử tế như bây giờ.

Từ sáng sớm, mẹ đã lén chị em tôi dậy để nhóm bếp nấu bữa sáng cho cả nhà. Khi chị em tôi thức giấc, mẹ đã ra đồng từ lúc nào. Quẳng quang gánh khỏi đôi vai là mẹ thái rau, nấu thức ăn cho lợn, bò. Trên chiếc xe đạp cũ kỹ, mẹ đi khắp làng thu mua đậu, lạc của người dân để bán lại. Vốn ít, không có phương tiện vận chuyển nên thu nhập từ việc buôn bán nông sản này cũng chẳng đáng gì so với mức chi tiêu của gia đình.

Vu Lan viết về mẹ

Vu lan - mùa hiếu hạnh, mùa tri ân, tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha.

Nhà tôi cách biển chừng vài ba cây số, mẹ vẫn thường tranh thủ cùng các bà, các chị trong vùng đi cào hến, bắt ngao kiếm thêm thu nhập... Mẹ tôi bươn chải đủ nghề, không mấy khi được nghỉ ngơi nhưng nhà đông miệng ăn, chị em chúng tôi đều ở tuổi đến trường nên đôi vai mẹ càng trĩu nặng lo toan.

Có lẽ vì cuộc sống quá vất vả, một mình cáng đáng nhiều việc nên mẹ sinh ra cáu bẳn. Mẹ tôi không biết nói lời yêu thương ngọt ngào với chúng tôi. Những trò quậy phá của chị em tôi càng làm mẹ thêm bực bội và cáu gắt. Cũng không ít lần, vì nghịch ngợm, lười học, chúng tôi ăn những trận đòn “nên thân” của mẹ.

Ít khi tôi thấy mẹ khóc, nhưng khi tôi tỉnh dậy trên giường bệnh sau một ca phẫu thuật đã thấy mẹ nằm gục bên cạnh, đôi mắt đỏ hoe, trũng sâu đầy lo lắng. Và tôi hiểu, thẳm sâu bên trong người phụ nữ mạnh mẽ, gai góc ấy là sự hy sinh, tình thương vô bờ bến dành cho con cái. Mẹ yêu thương chúng tôi theo cách riêng của mình.

Chị em tôi cứ thế lớn lên bằng sự tảo tần của mẹ. Đi học, ra trường có công việc rồi lập gia đình, lo cho tổ ấm nhỏ của mình... Cuộc sống cứ thế cuốn chúng tôi đi, để đến lúc nhìn lại mới giật mình khi thấy mái tóc mẹ đã pha sương, gương mặt xinh đẹp chỉ còn lại những nếp nhăn và vết đồi mồi. Mẹ tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi, bà già hơn so với tuổi thật và những chuyến nhập viện thường xuyên khiến bà trở thành “người quen” của các y, bác sỹ.

Vu Lan viết về mẹ

Được cài lên ngực áo bông hồng đỏ thắm là niềm may mắn bởi mỗi ngày còn cha, còn mẹ là một ngày an yên, hạnh phúc.

Dù không giàu có nhưng giờ đây, chị em tôi cũng đủ điều kiện để chăm lo cho bố mẹ cuộc sống hằng ngày và khi ốm đau, nhưng dường như cả cuộc đời mẹ gắn với cái vất vả, túng thiếu nên khi được đủ đầy, mẹ lại không quen. Quần áo đẹp mẹ chỉ để dành “có dịp gì đó” mới mặc; đồ dùng trong nhà con cái mua về cũng chỉ để cất đi, chờ “có khách đến nhà” mới mang ra. Một chút thức ăn ngon mẹ cũng dành cho các cháu, dù biết rằng cháu chắt giờ chúng nó chẳng thiếu thứ gì.

Mùa Vu Lan nữa lại về, mẹ tôi lại già yếu thêm một chút, nhưng dù sao chúng tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều người vì được cài lên ngực bông hồng đỏ thắm trong lễ “Bông hồng cài áo”, tri ân mẹ cha. Đưa các con về quây quần bên cha mẹ dịp lễ này, mới thực sự nhận ra rằng, mỗi ngày còn cha mẹ trên đời là một ngày an yên, hạnh phúc.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
[Motion Graphics] Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Hà Tĩnh

[Motion Graphics] Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Hà Tĩnh

Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930-1931, một sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam; khẳng định mối liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam trong tiến trình đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên quê hương “Làng đỏ” anh hùng

Trên quê hương “Làng đỏ” anh hùng

Truyền thống cách mạng đã tiếp thêm động lực cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Mực nhảy Vũng Áng "cháy hàng" dịp lễ 2/9

Mực nhảy Vũng Áng "cháy hàng" dịp lễ 2/9

Dịp lễ 2/9 năm nay, các nhà bè mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) luôn trong tình trạng “cháy hàng", không đủ cung ứng cho khách dù giá tăng so với trước.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.