Vị giám đốc say mê sáng tạo kỹ thuật

(Baohatinh.vn) - Ông Lê Viết Sơn - Giám đốc Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (nhà máy thuộc Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) luôn tự tìm tòi, học hỏi để cho ra nhiều sáng kiến, góp phần mang lại lợi nhuận, thúc đẩy phong trào “Lao động giỏi - lao động sáng tạo” trong đơn vị.

Vị giám đốc say mê sáng tạo kỹ thuật

Ông Sơn cùng đồng nghiệp luôn trăn trở để cho ra đời những sáng kiến hữu ích.

Làm công tác quản lý hơn 10 năm nay, ông Lê Viết Sơn (SN 1962) luôn giữ một phong thái: chia sẻ, trăn trở, gắn kết với mọi công việc của công nhân để cùng tháo gỡ những khó khăn, giải quyết những vướng mắc; nâng cao hiệu quả lao động sản xuất và đời sống cho người lao động.

“Công việc tại nhà máy thường xuyên tiếp xúc với máy móc, thiết bị xử lý rác thải. Quá trình làm việc, tôi nhận thấy nhiều bất cập về quy trình xử lý, gây tốn kém tiền bạc, nhân lực, thời gian mà hiệu quả không cao. Điều đó khiến tôi và các đồng nghiệp luôn trăn trở, quyết tâm tìm hướng giải quyết” - ông Sơn chia sẻ.

Với nhiệm vụ xử lý rác thải cho TP Hà Tĩnh và huyện Cẩm Xuyên, Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải phải hoạt động liên tục, công suất xử lý 200 tấn rác/ngày đêm. Trong quá trình xử lý, chế biến rác phát sinh một khối lượng lớn tro bụi và bùn đất, trong khi dung tích hồ chứa có hạn.

Lượng tro bụi và bùn tích tụ, gây tắc hồ chứa nên mỗi tháng, nhà máy phải tạm dừng hoạt động từ 3 - 4 ngày để hút bùn, đơn vị mất khoảng 30 triệu đồng/lần để thuê xe máy, bố trí 6 nhân lực để xử lý tình trạng này. Đáng nói, thời gian tạm ngừng đó, hàng trăm tấn rác thải bị tồn đọng.

Vị giám đốc say mê sáng tạo kỹ thuật

Sáng kiến máy bơm hút bùn tại bể xử lý khói lò đốt giúp nhà máy tiết kiệm chi phí, nhân lực, thời gian xử lý tro bùn; không gián đoạn hoạt động.

Nhận thấy bất cập đó, cuối năm 2021, với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong tổ kỹ thuật, ông Sơn đã tìm hiểu, nghiên cứu nguyên lý hoạt động của hệ thống máy móc, tham khảo thêm nhiều mô hình để cho ra đời sáng kiến máy bơm hút bùn tại bể xử lý khói lò đốt.

Sáng kiến máy bơm hút bùn bao gồm các bộ phận như: động cơ, trục quay gắn với động cơ, bầu máy bơm, cánh khuẩy bùn. Máy hoạt động theo nguyên lý đầu bơm và trục động cơ quay làm cánh khuẩy bùn đánh bùn lên, máy bơm hút bùn ngược trở lại thông qua bầu bơm và vòi hút để xả bùn ra bên ngoài.

Với những ưu điểm vượt trội như: chi phí sản xuất thấp, tận dụng được các loại máy móc, nguyên liệu sẵn có, dễ lắp đặt, tiết kiệm thời gian và nhân lực mà hiệu quả bơm hút lại cao, sáng kiến nhanh chóng được đánh giá cao, được triển khai ứng dụng tại nhà máy.

Anh Hoàng Xuân Quý - Tổ trưởng Kỹ thuật cho biết: Từ khi ứng dụng sáng kiến, nhà máy hoạt động bình thường, không phải tạm dừng lò đốt trong quá trình nạo vét, hút bùn. Công nhân không cần trực tiếp xử lý bùn thải như trước đây mà có thể vừa vận hành lò đốt rác, vừa điều khiển máy bơm, đảm bảo an toàn, hạn chế ảnh hưởng sức khỏe trong quá trình làm việc.

Ngoài sáng kiến trên, ông Sơn còn chủ trì nhiều sáng kiến kỹ thuật đã được ứng dụng hiệu quả vào hoạt động của nhà máy như: gia công bầu quạt, cánh quạt của lò đốt; thay thế ống khói sắt bằng ống composite; cải tạo bơm nước làm mát lò đốt... Mỗi năm, các sáng kiến của ông Sơn và đồng nghiệp giúp tiết kiệm cho công ty hàng trăm triệu đồng; góp phần đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân.

Vị giám đốc say mê sáng tạo kỹ thuật

Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải có công suất xử lý 200 tấn rác/ngày đêm.

Tinh thần làm việc trách nhiệm, sáng tạo của ông Sơn đã khơi dậy phong trào “Lao động giỏi - lao động sáng tạo” trong cán bộ, công nhân; góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà máy. Đơn vị nhiều năm được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc, bằng khen vì có thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Với những cống hiến của mình, năm 2019, ông Sơn vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; năm 2021, được LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen vì thành tích xuất sắc trong hưởng ứng chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển”.

Ông cũng là một trong 12 cá nhân của Hà Tĩnh được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng “Lao động sáng tạo” năm 2022...

Vị giám đốc say mê sáng tạo kỹ thuật

Ông Sơn là một trong những cá nhân có thành tích xuất sắc trong hưởng ứng chương “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” được LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen năm 2021. Ảnh tư liệu.

Anh Lê Viết Sơn là một cán bộ có chuyên môn vững vàng, tinh thần làm việc nghiêm túc, sáng tạo, trách nhiệm cao. Dù làm công tác quản lý nhưng anh thường xuyên tự học, cho ra đời nhiều sáng kiến hữu ích. Những sáng kiến đó không chỉ giúp ích trong công việc, làm lợi cho doanh nghiệp mà còn góp phần động viên, khích lệ công nhân thi đua trong lao động, xây dựng doanh nghiệp vững mạnh.

Ông Nguyễn Duy Bằng
Giám đốc Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh

Chủ đề Lao động việc làm

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.