Vị tướng Hà Tĩnh vui khi chứng kiến thời khắc sụp đổ của chính quyền Sài Gòn

(Baohatinh.vn) - Chiến tranh lùi xa, đất nước trải qua 47 mùa xuân thống nhất nhưng cứ đến những ngày tháng Tư lịch sử, những ký ức về những năm tháng hào hùng của dân tộc lại hiện lên trong ký ức Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình (SN 1949), một vị tướng ở Hà Tĩnh được chứng kiến thời khắc sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.

Vị tướng Hà Tĩnh vui khi chứng kiến thời khắc sụp đổ của chính quyền Sài Gòn

Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình - niềm tự hào của quân và dân trên đất Hồng Lam.

Dịp kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm nay, chúng tôi may mắn được cùng Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình về quê nhà Thạch Thắng (Thạch Hà), đến đài tưởng niệm xã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các đồng đội, các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng ngã xuống trong các cuộc chiến tranh vệ quốc. Tiếp đó, chúng tôi lại theo chân vị tướng già đến các “địa chỉ đỏ”, các đơn vị quân đội giàu thành tích và những nơi để lại nhiều ký ức về chiến tranh.

Vị tướng Hà Tĩnh vui khi chứng kiến thời khắc sụp đổ của chính quyền Sài Gòn

Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình (đứng giữa) nói chuyện với lãnh đạo xã Thạch Thắng về công cuộc xây dựng quê hương trong giai đoạn mới và tình hình chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công.

Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình chia sẻ: Khi đang công tác trong quân ngũ và cả khi nghỉ hưu, hằng năm, tôi đều dành thời gian đến các đài tưởng niệm, các nghĩa trang liệt sỹ thắp hương cho đồng đội. Mỗi lần đến những nơi đây, trước những hàng danh sách dài về những đồng đội đã ngã xuống, bên cạnh vô số tấm bia mộ và anh linh của đồng chí, đồng đội là tôi có cảm giác như thấy mình đang đứng giữa những hàng quân oai hùng, cảm tử năm xưa.

Vị tướng Hà Tĩnh vui khi chứng kiến thời khắc sụp đổ của chính quyền Sài Gòn

Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình dâng nén tâm hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và các đồng đội đã hy sinh qua các cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc tại Đài tưởng niêm liệt sĩ xã Thạch Thắng.

Bên những đồng chí, đồng đội đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân, máu xương cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước, ký ức về quãng thời gian cả nước lên đường đánh Mỹ, giữa chiến trường bời bời bom đạn, những lúc giữa sự sống với cái chết luôn cận kề và tinh thần “đạp lên đầu thù xốc tới”, chiến đấu cho đến ngày toàn thắng... lại cứ ùa về trong ký ức của của vị tướng già. Tất cả đều như xa xăm nhưng lại cũng rất gần, rất thân quen và hiện hữu.

Vị tướng Hà Tĩnh vui khi chứng kiến thời khắc sụp đổ của chính quyền Sài Gòn

Xúc động nhớ về những người bạn, người thân thủa ấu thơ trên quê hương Thạch Thắng đã anh dũng ngã xuống trên các chiến trường vì độc lập, tự do của dân tộc.

Đến thăm Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh) và được chứng kiến cuộc sống sinh hoạt, huấn luyện của những người lính trẻ, Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình như sống lại những năm tháng mình mới bước vào quân ngũ.

Vị tướng già đôn hậu kể: “Ngày 15/1/1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn ác liệt nhất, tôi cũng như các đồng chí bây giờ, vừa bước sang tuổi 18 và đã xung phong lên đường nhập ngũ. Sau 3 tháng huấn luyện tại Đoàn 52, Quân khu 4 ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa), tôi cùng đơn vị hành quân vào chiến đấu ở mặt trận B5 thuộc chiến trường Quảng Trị. Trên mảnh đất đầu cầu giới tuyến, giữa bom đạn ngút trời đã hun đúc, tôi luyện mình thêm gan dạ, dũng cảm, kiên cường và lập nhiều chiến công”.

Vị tướng Hà Tĩnh vui khi chứng kiến thời khắc sụp đổ của chính quyền Sài Gòn

Vị tướng già kể cho các chiến sĩ trẻ trong thời bình ở Trung đoàn 841 nghe về trận đánh vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975

Từ năm 1967 đến năm 1973, trên chiến trường Quảng Trị, người lính kiên trung Hoàng Trọng Tình đã từng tham gia hàng trăm trận đánh, hàng chục lần vào sinh ra tử, lập nhiều chiến công hiển hách và trưởng thành từ người chiến sĩ đến cương vị đại đội trưởng, rồi chính trị viên đại đội, lên chính trị viên tiểu đoàn của Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304)... Hơn 7 năm chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị ác liệt, ông cùng đồng đội đã vinh dự được đón Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro và Thủ trướng Phạm Văn Đồng đến thăm.

Vị tướng Hà Tĩnh vui khi chứng kiến thời khắc sụp đổ của chính quyền Sài Gòn

Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình kể về những trận đánh ác liệt, những năm tháng khói lửa chiến tranh và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân đội ta với tuổi trẻ Cẩm Xuyên.

Theo lời kể của chứng nhân lịch sử này, vào tháng 6/1974, Sư đoàn 304 của ông đã nhận lệnh hành quân từ Quảng Trị đến đánh chiếm căn cứ Chi khu quân sự quận lỵ Thượng Đức (Quảng Nam - Đà Nẵng). Trong trận chiến đấu hết sức ác liệt này, trên cương vị là Chính trị viên Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 66, ông được xem là “linh hồn” để bộ đội thể hiện khí thế quyết chiến và chiến thắng. Sau trận chiến này, ông được điều động làm Chính trị viên Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 66 với nhiệm vụ tham gia đánh chiếm thành phố Đà Nẵng. Thành phố lớn được giải phóng vào ngày 29/3/1975. Trong trận chiến đó, ông bị thương và hiện nay, một phần mảnh đạn của địch vẫn còn nằm trong phổi.

Vị tướng Hà Tĩnh vui khi chứng kiến thời khắc sụp đổ của chính quyền Sài Gòn

Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình tham quan kho vũ khí của lực lượng vũ trang thành phố Hà Tĩnh.

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã thống nhất 47 năm nhưng cứ đến dịp tháng Tư lịch sử này, những ký ức về những năm tháng hào hùng của dân tộc lại hiện lên trong ông. Vị tướng già bùi ngùi kể: “Lúc đó, mặc dù vết thương chưa lành nhưng tôi vẫn xung phong tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Tôi cùng đồng đội vừa hành quân vừa chiến đấu liên tục suốt 11 ngày đêm, vượt qua chặng đường gần 1.000 km, đi qua 11 tỉnh thành, 18 thị xã đang bị địch chiếm đóng.

Trên bước đường hành quân thần tốc đầy gian khổ nhưng chúng tôi vẫn liên tiếp lập công. Trước sức tấn công như vũ bão của Sư đoàn 304 và các cánh quân khác của ta, từng phòng tuyến cuối cùng của địch đã bị sụp đổ. Quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập vào lúc 11h30 ngày 30/4/1975, tôi trực tiếp được chứng kiến Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên đài phát thanh truyền hình”.

Vị tướng Hà Tĩnh vui khi chứng kiến thời khắc sụp đổ của chính quyền Sài Gòn

Được chứng kiến thời khắc sụp đổ của chính quyền Sài Gòn vào trưa ngày 30/4 là ký ức không bao giờ quên của vị tướng già. (nguồn internet).

Sau ngày đất nước thống nhất, Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình tiếp tục tham gia làm nghĩa vụ quốc tế ở Camphuchia. Cuộc đời binh nghiệp của ông cũng kinh qua nhiều vị trí khác nhau, từ chiến sỹ, đến đại đội trưởng, chính trị viên tiểu đoàn... Năm 2006, ông vinh dự đảm nhận chức vụ Phó Chính ủy Quân khu 4.

Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình đang sinh sống hạnh phúc cùng con cháu, xóm giềng ở ngõ 104, đường Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh). Nối gót ông, người con trai cả và người con trai thứ đều đang phục vụ trong quân đội.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.