Xúc động dòng ký ức ngày chiến thắng

(Baohatinh.vn) - 45 năm trôi qua, không khí xúc động, tự hào ngày non sông thu về một mối vẫn vẹn nguyên trong ký ức của những những người dân, chiến sỹ quân đội Hà Tĩnh được sống trong thời khắc lịch sử đó.

Đại tá Nguyễn Văn Phước - nguyên Phó Sư đoàn trưởng, Sư đoàn 324:

Còn sống là còn chiến đấu

Tôi nhập ngũ tháng 4/1972, đến đầu năm 1975, vinh dự được cùng đội hình Trung đoàn 270, Sư đoàn 341 tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam. Giai đoạn này, tôi và các đồng đội tham gia các trận chiến giải phóng Xuân Lộc và Trảng Bom, tiếp tục đánh vào Hố Nai - Biên Hòa (Đồng Nai).

Ngày 30/4/1975, tôi cùng đội hình sư đoàn tiếp tục tham gia chiến đấu góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Không thể kể hết niềm vui, niềm vinh dự, tự hào của những người lính chúng tôi ngày đó. Thế nhưng, sau niềm vui là những nỗi buồn giấu kín, bởi đồng đội chúng tôi kẻ mất người còn!

Ngay sau giải phóng miền Nam, tôi cùng các đồng đội tiếp tục làm nhiệm vụ quân quản tại TP Hồ Chí Minh. Đến năm 1977, khi xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam, tôi lại tiếp tục lên đường. Khi về hưu, sinh sống tại phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh), tôi tham gia các hoạt động ở địa phương và là Bí thư Chi bộ tổ dân phố Tiền Tiến. Với tôi, dù ở mặt trận nào, còn sống là còn chiến đấu. Có như vậy mới xứng đáng với những đồng đội đã ngã xuống vì độc lập, tự do hôm nay.

Cựu TNXP Nguyễn Thị Vân (xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh):

Nhớ những ngày phá đá, mở đường dồn sức cho miền Nam đại thắng

Nhập ngũ năm 1972, tôi được phân về Đại đội 554, Tổng đội 55, TNXP Hà Tĩnh (P18), thuộc tuyến đường 15, xã Quang Lộc (Can Lộc). Thời điểm đó, địch thả bom ráo riết nhằm cắt đứt tuyến đường huyết mạch vào miền Nam. Đại đội tôi lúc ấy có khoảng 160 người, chia ca làm, ngày đêm không ngủ, có những lúc không kịp ăn. Chị em phụ nữ cũng tham gia kéo mìn, phá đá, tất cả với tinh thần dồn sức cho miền Nam…

Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, miền Bắc có lệnh ngừng bắn, các đơn vị TNXP Hà Tĩnh giải thể, người thì chuyển sang làm sản xuất, người thì đi học… Năm 1974, tôi thi tuyển vào Trường Trung cấp Nông nghiệp ở Tuyên Quang.

Tôi vẫn còn nhớ như in ngày hôm đó (30/4/1975), đang ngồi trong lớp học, thầy hiệu trưởng đọc thông báo qua loa phát thanh về tin thắng trận… Nào là xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, rồi Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng… tất cả các giảng đường ngừng luôn tiết học, ôm nhau hò reo trong niềm tự hào, xúc động. Khoảnh khắc lịch sử ấy không thể nào phai mờ.

Cụ Bùi Xanh - cán bộ lão thành cách mạng, tổ dân phố 2 Nam Sơn, thị trấn Nghèn (Can Lộc):

Tôi đã bật khóc bởi niềm vui quá lớn

Năm nay tôi đã 72 tuổi Đảng, 101 tuổi đời. Trong suốt cuộc đời, có những mốc son khiến tôi ghi lòng tạc dạ. Ngày nhận tin chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là một mốc son như thế.

Do điều kiện thông tin liên lạc thời điểm đó khó khăn, chiến thắng từ trưa nhưng mãi đến đầu chiều những người dân miền Trung như chúng tôi mới biết. Chiều ngày 30/4/1975, khi đang dự hội nghị Đảng bộ xã Trảo Nha (thị trấn Nghèn bây giờ), chúng tôi được nghe tin chiến thắng.

Giây phút khi được nghe thông báo, tất cả những người có mặt tại cuộc họp đều hò reo, vỡ òa trong niềm vui lớn. Chúng tôi đã ôm nhau khóc! Thông tin lúc này cũng đã được truyền đi mạnh mẽ, nhìn ra ngoài đường, trên mỗi khuôn mặt của người dân ai ai cũng hân hoan. Niềm hạnh phúc ngày nhận tin chiến thắng mãi mãi là ký ức đẹp trong cuộc đời cách mạng của tôi nói riêng và người dân đất Can Lộc anh hùng nói chung.

Ông Bùi Đình Quang (xã Sơn Bằng, Hương Sơn):

Thời khắc trở thành những người dân tự do, hòa bình

Năm đó tôi vừa tròn 18 tuổi, còn nhớ như in những ngày cuối tháng 4/1975, Đài Tiếng nói Việt Nam liên tục phát đi thông báo về các trận đánh ở Buôn Ma Thuột và tiếp đó là các tỉnh ở miền Trung được giải phóng… Ngày ấy, gia đình tôi có chiếc radio cũ, cả xóm thường tập trung sang để nghe tin đánh trận.

Không khí bàn luận sôi nổi, nhưng đôi lúc lại im bặt, lặng như tờ vì nghe tin chiến sỹ mình hy sinh. Ai cũng phập phồng nỗi lo, nhất là với các gia đình có con nhập ngũ, các bà, các mẹ cứ chực trào nước mắt trông tin.

Trưa 30/4/1975, khi xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, lá cờ quân giải phóng tung bay ngay tại Tổng hành dinh của chính quyền Sài Gòn. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn, non sông thu về một mối. Những thông tin được truyền đi từ chiếc radio kéo mọi người đổ ra đường reo vang “Hồ Chủ tịch muôn năm, muôn năm!”. Tất cả mọi cảm xúc vỡ òa vui sướng, tiếng hò reo không ngớt; những giọt nước mắt, nụ cười của những người dân tự do, hòa bình mãi khắc ghi trong trí nhớ của tôi.

(ghi)

Chủ đề CHIẾN THẮNG 30/4 VÀ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5

Đọc thêm

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.