Vụ hè thu 2017: Không lo thiếu nước!

(Baohatinh.vn) - Mực nước tại các hồ đập hiện nay cơ bản đáp ứng đủ tưới cho sản xuất vụ hè thu sắp tới. Nhưng muốn dòng nước chảy đến tận mỗi cánh đồng cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp thì mới mang lại hiệu quả cao.

vu he thu 2017 khong lo thieu nuoc

Mực nước hồ Kẻ Gỗ dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu nguồn nước tưới cho sản xuất vụ hè thu năm 2017.

Không phải căng thẳng như sản xuất vụ hè thu năm 2016 do lượng mưa những tháng đầu năm 2017 phổ biến từ 277-318 mm. Vì vậy, hầu hết các hồ chứa hiện tại đang đạt dung tích thiết kế.

Một số hồ chứa nước lớn như: Kẻ Gỗ mực nước đang ở cao trình 30,3/32,5m, so với thiết kế đạt 82,6%; hồ Sông Rác ở cao trình 22,12/23,2m, đạt 86,8%; hồ Thượng Tuy 23,4/24,5m, đạt 86%... Những hồ chứa vừa và nhỏ có dung tích đạt phổ biến từ 86-96% so với dung tích thiết kế và so với cùng kỳ năm 2016 đạt phổ biến từ 117-150%.

Nguồn nước dồi dào cơ bản đáp ứng phục vụ tưới cho hơn 44.000 ha lúa hè thu sắp tới. Nỗi lo thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu hàng năm của bà con nông dân được giải tỏa. Nhưng để nguồn nước đến tận mỗi cánh đồng thì các địa phương cùng với các công ty thủy lợi cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình, phi công trình thì mới mang lại hiệu quả cao.

Ông Đặng Hòa Bình - Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho biết: Công ty đang quản lý 36 công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho hơn 22.000 ha lúa hè thu trên địa bàn 5 huyện, thị, thành phố. Chuẩn bị nguồn nước tưới cho sản xuất vụ hè thu, nhất là tại các vùng cuối kênh, cao cạn, đơn vị đang tập trung ra quân làm giao thông, thủy lợi nội đồng, khơi thông dòng chảy, sửa chữa, nâng cấp các tuyến kênh như: N1-9-6-4 vùng Kẻ Gỗ, N1-4 hồ Thượng Tuy, Bắc Hải, Mạc Khê..., đồng thời, xây dựng kế hoạch tưới phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương.

Theo ông Trần Duy Chiến - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi: Sản xuất vụ hè thu năm nay có nhiều thuận lợi về nước tưới; nắng nóng, hạn hán được dự báo không gay gắt kéo dài như những năm trước. Tuy nhiên, vẫn phải chủ động các phương án chống hạn cụ thể cho các vùng tưới.

Tại các điểm “nóng” như vùng tưới lưu vực sông Nghèn phải điều tiết nâng cao mức nước giữ thượng lưu cống Đò Điệm để tạo nguồn cho các trạm bơm vùng sông Nghèn ở những thời điểm hợp lý không ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống dân sinh trong khu vực và an toàn công trình. Trong trường hợp hạn hán gay gắt, xâm nhập mặn cao, các cửa cống Trung Lương, Đức Xá phải đóng kín, nguồn nước trong hệ thống sông Nghèn xuống thấp, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh và UBND huyện Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh lập phương án chuyển nước từ trạm bơm Linh Cảm qua các cống trên kênh chính Linh Cảm (tại K12+064, K12+084, K16+800) đổ xuống sông kênh Chợ Giấy, Chợ Vi ra sông Nghèn và kênh 19/5 để tạo nguồn chống hạn.

Đối với các trạm bơm lấy nước từ cống Đồng Huề, Đồng Mỹ, Cầu Già thì lập phương án chuyển nước từ trạm bơm Linh Cảm đổ xuống cống Cầu Tối, cống Ba Nái để tạo nguồn cho bơm điện; đối với vùng tưới Hương Khê, tiếp tục nạo vét bồi lắng trước đập Sông Tiêm và có kế hoạch mua sắm máy bơm để bơm “nước chết” từ một số hồ chứa khi cần thiết để chống hạn...

Các đơn vị thủy nông cùng với địa phương xây dựng kế hoạch đắp bờ giữ nước tại chân ruộng; tổ chức khảo sát, đánh giá những trục tiêu, kênh dẫn, khe lạch có thể đắp tạm nhằm giữ nước mưa đầu vụ hè thu và lượng nước hồi quy để bà con bơm tát, chống hạn.

Mặt khác, cần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình: Hệ thống kênh trục Sông Nghèn, hệ thống kênh tưới Kẻ Gỗ - Sông Rác thuộc dự án WB7, các hồ chứa nước: Bộc Nguyên, Đập Đợi, Đập Họ, Đập Dài, Khe Hao dưới, Khe Lau để kịp thời tích nước phục vụ sản xuất; hoàn thành các hạng mục công trình được UBND tỉnh phân bổ từ nguồn kinh phí khắc phục hạn hán, lụt bão năm 2016.

Đọc thêm

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).