Vừa tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, cô gái quê Hà Tĩnh tình nguyện chi viện cho “tâm dịch” Bình Dương

(Baohatinh.vn) - Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, Lê Bình An (SN 1997, trú TP Hà Tĩnh) tự nguyện viết đơn cùng 31 cán bộ, nhân viên y tế Hà Tĩnh lên đường chi viện cho tâm dịch Bình Dương.

Vừa tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, cô gái quê Hà Tĩnh tình nguyện chi viện cho “tâm dịch” Bình Dương

Chân dung nữ tình nguyện viên Lê Bình An. (Ảnh: NVCC)

Được xem là cô gái “đặc biệt” nhất của đoàn cán bộ, nhân viên y tế Hà Tĩnh lên đường chi viện cho Bình Dương đợt 2 bởi tình nguyện viên Lê Bình An chỉ vừa mới tốt nghiệp ngành y khoa của Đại học Y Hà Nội vào tháng 6/2021.

Hai tháng sau lễ tốt nghiệp đơn giản do ảnh hưởng của dịch bệnh, Lê Bình An chọn viết đơn xin tình nguyện vào Bình Dương chống dịch cùng 31 y, bác sỹ Hà Tĩnh.

Vừa tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, cô gái quê Hà Tĩnh tình nguyện chi viện cho “tâm dịch” Bình Dương

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu trò chuyện với em Lê Bình An (áo nâu) cùng gia đình trước giờ em lên đường vào Bình Dương hỗ trợ chống dịch (ngày 31/8).

Dù biết rõ có rất nhiều khó khăn, rủi ro ở phía trước nhưng Bình An vẫn mạnh dạn đăng ký lên đường với quyết tâm “bao giờ hết dịch mới về”. Hành trang mà cô gái 24 tuổi mang theo là sức trẻ, sự quyết tâm và niềm tin cùng đội ngũ y, bác sỹ đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

“Điều thôi thúc em đăng ký vào Bình Dương chống dịch là muốn được học hỏi, trau dồi chuyên môn. Bản thân em cũng mong muốn được góp chút sức lực cùng các anh chị đồng nghiệp giúp các tỉnh phía Nam chiến thắng đại dịch” - Bình An chia sẻ.

Vừa tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, cô gái quê Hà Tĩnh tình nguyện chi viện cho “tâm dịch” Bình Dương

Lê Bình An chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trước khi nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến số 4 (huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương).

Khi biết tin con viết đơn tình nguyện lên đường vào “tâm dịch”, bố mẹ Bình An vô cùng ủng hộ. Sự động viên, cổ vũ của gia đình đã tiếp thêm sức mạnh cho cô thực hiện lý tưởng của tuổi trẻ, được cống hiến hết mình cho cuộc chiến chống đại dịch.

Từ khi Bình An nộp đơn tình nguyện đến khi có quyết định đi chỉ vỏn vẹn 3 ngày. Trong thời gian này, em đã được các anh chị trong đoàn hướng dẫn mua các đồ dùng cần thiết, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ để sẵn sàng lên đường.

Ngay khi tới Bình Dương, Bình An cùng đoàn y, bác sỹ Hà Tĩnh lập tức tham gia hỗ trợ tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 tại cộng đồng. Còn những ngày sau đó, em được sắp xếp làm việc tại Bệnh viện dã chiến số 4 ở huyện Bàu Bàng.

Đây là cơ sở thu dung và điều trị các bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Vì vậy, công việc của Bình An chủ yếu là giúp đỡ, hỗ trợ các anh chị trong đoàn hoặc tham gia làm những công việc đơn giản.

Vừa tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, cô gái quê Hà Tĩnh tình nguyện chi viện cho “tâm dịch” Bình Dương

Các y, bác sỹ Hà Tĩnh làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho các bệnh nhân COVID-19 tại Bình Dương. Ảnh NVCC

Để đảm bảo an toàn, Bình An phải mặc bộ đồ bảo hộ nhiều lớp với khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ… kín mít. Công việc không có giờ cố định, lúc nào tinh thần cũng sẵn sàng “chiến đấu”, chỉ cần chờ lệnh là đi.

Dù còn nhiều vất vả, thiếu thốn nhưng Bình An luôn được các anh chị trong đoàn quan tâm, chia sẻ. Điều đó càng khiến em tự nhắc nhở mình phải quyết tâm, vững ý chí hơn nữa để cùng mọi người sớm khống chế dịch càng nhanh càng tốt.

Bình An tâm sự: “Mục tiêu trước mắt của em và mọi người là tránh lây nhiễm để thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện. Do số lượng bệnh nhân rất đông nên nếu chỉ 1-2 người trong đoàn bị nhiễm thì khối lượng của những người còn lại sẽ rất lớn và quá tải. Vì vậy, em sẽ phải hết sức cẩn trọng để có thể tham gia giúp đỡ, chia sẻ công việc cùng các anh chị”.

Vừa tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, cô gái quê Hà Tĩnh tình nguyện chi viện cho “tâm dịch” Bình Dương

Dù công việc gặp nhiều khó khăn, áp lực nhưng các “chiến sỹ áo trắng” Hà Tĩnh luôn thể hiện tinh thần và trách nhiệm cao nhất. Ảnh NVCC

Bác sỹ Nguyễn Ngọc Thuần (Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa BVĐK tỉnh, Trưởng đoàn công tác số 2 của ngành y tế Hà Tĩnh vào Bình Dương) cho biết: “Sau khi đoàn vào đến Bình Dương thì nhận nhiệm vụ chăm sóc cho gần 2.000 bệnh nhân tại bệnh viện dã chiến huyện Bàu Bàng. Do số lượng bệnh nhân đông nên chúng tôi chia theo ca, mỗi ca từ 8-10 người làm việc 8 tiếng để chăm sóc, điều trị cho người bệnh. Công việc khá áp lực nên ít nhiều cũng khiến cho anh em trong đoàn có sự mệt mỏi nhất định. Tuy nhiên, sau khi giao ca để nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần, anh em trong đoàn lại vui vẻ tiếp tục vào chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân với tình cảm, tinh thần và trách nhiệm cao nhất.

Với chuyên môn là bác sỹ đa khoa, Bình An đã tham gia vào công tác thăm khám, chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân và hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm. Trong đợt 2, tình nguyện viên Bình An làm việc hết sức hăng hái và trách nhiệm".

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.