Vượt khó cùng huyện mới Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Sau khi chia tách địa giới hành chính, huyện Kỳ Anh là một trong những địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng yếu nhất so với mặt bằng chung của tỉnh. Hơn ai hết, huyện mới đang rất cần nguồn lực để xây dựng các quy hoạch mang tầm chiến lược cũng như đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ các nhiệm vụ phát triển trước mắt và lâu dài.

Thực hiện Nghị quyết 903 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chia tách địa giới hành chính huyện Kỳ Anh để thành lập TX Kỳ Anh, trung tâm hành chính huyện được di chuyển về xã Kỳ Đồng; toàn bộ khối các cơ quan đảng, đoàn thể, chính quyền cấp huyện được đặt tại Trường THCS Kỳ Đồng (cũ), riêng một số cơ quan, đơn vị khác như: công an, quân sự, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân, Bảo hiểm xã hội… đang phải mượn tạm nhà dân hoặc các công sở cũ để tá túc ở các xã: Kỳ Phong, Kỳ Đồng, Kỳ Tiến, Kỳ Giang...; cá biệt, trụ sở của một số đơn vị hiện đang đóng tại phường Sông Trí (TX Kỳ Anh). Do đó, đội ngũ cán bộ ở đây đang đối mặt với không ít khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cả diện tích nơi làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và lãnh đạo tỉnh nghe lãnh đạo huyện báo cáo quy hoạch khu đô thị Kỳ Đồng - trung tâm hành chính huyện Kỳ Anh. Ảnh: Thăng Long

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và lãnh đạo tỉnh nghe lãnh đạo huyện báo cáo quy hoạch khu đô thị Kỳ Đồng - trung tâm hành chính huyện Kỳ Anh. Ảnh: Thăng Long

Theo lãnh đạo huyện Kỳ Anh, bên cạnh thiếu thốn cơ sở vật chất, hạ tầng trang thiết bị thì đội ngũ cán bộ ở đây chỉ mới đạt 47% so với khung định biên. Mặc dù cấp ủy, chính quyền và mỗi cán bộ, công chức đang nỗ lực vượt qua khó khăn trước mắt, trong đó, chú trọng nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác cải cách hành chính, tuy nhiên, nhiều cán bộ, đảng viên thẳng thắn cho rằng, những thiếu thốn trên sẽ tác động ít nhiều đến kết quả công việc, nhiệm vụ được giao.

Theo kết quả rà soát, tổng hợp về nhu cầu vốn để xây dựng các công trình hạ tầng cấp bách như: hạ tầng trung tâm hành chính huyện, đường trục chính nối QL 1A đến xã Kỳ Phú, hạ tầng trung tâm đô thị Kỳ Đồng, đường di dân vùng lũ Kỳ Khang, Kỳ Phú, Kỳ Bắc, Kỳ Xuân; cải tạo, nâng cấp sông Nhà Lê đoạn qua đô thị Kỳ Đồng… giai đoạn từ 2016-2020, huyện Kỳ Anh cần hơn 2.500 tỷ đồng. “Hiện nay, một số đơn vị ngành dọc như quân đội, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước... đã có phân bổ nguồn vốn để đầu tư, xây dựng trú sở, tuy nhiên, do chưa có đường giao thông trục chính vào đô thị Kỳ Đồng nên tiến độ xây dựng đang gặp nhiều vướng mắc” - Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Danh cho biết.

Trụ sở của tất cả các cơ quan huyện Kỳ Anh đang phải đóng tạm tại trường học cũ hoặc nhà dân nên thiếu thốn đủ bề.

Trụ sở của tất cả các cơ quan huyện Kỳ Anh đang phải đóng tạm tại trường học cũ hoặc nhà dân nên thiếu thốn đủ bề.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kỳ Anh lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, địa phương sẽ cơ bản trở thành huyện nông thôn mới và xã Kỳ Đồng cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại V. Để hoàn thành chỉ tiêu, nghị quyết cũng đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, khẳng định: ưu tiên phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, dịch vụ hậu cần cho Khu kinh tế Vũng Áng là một trong 3 khâu đột phá.

Theo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, để hiện thực hóa mũi đột phá đó, trước hết, huyện Kỳ Anh cần xây dựng các quy hoạch mang tầm chiến lược nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, hiện nay, huyện đang “khát” các quy hoạch mang tính chiến lược. Ngoài quy hoạch chung đô thị mới Kỳ Đồng và quy hoạch phân khu trung tâm đô thị Kỳ Đồng đã được hoàn thiện, huyện Kỳ Anh đang thiếu vắng các quy hoạch phát triển ngành, vùng. Thành ra, tiềm năng, lợi thế của khu vực dịch vụ, hậu cần phục vụ cho KKT Vũng Áng chưa thể khai thác được trong tương lai gần.

“Ra riêng” trong bối cảnh khó khăn, hơn ai hết, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh nhận thức rất rõ những thách thức phải vượt qua. Tuy nhiên, nếu có sự đồng hành, hỗ trợ, ưu tiên nguồn lực, cơ chế chính sách hợp lý, tin rằng, sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân ở huyện Kỳ Anh sẽ sớm thu về quả ngọt.

Chủ đề Khu kinh tế Vũng Áng

Đọc thêm

Vilaco kỷ niệm 20 năm thành lập

Vilaco kỷ niệm 20 năm thành lập

20 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Việt - Lào đã tạo được thương hiệu uy tín, là cầu nối xây đắp tình đoàn kết hữu nghị 2 tỉnh Hà Tĩnh – Khăm Muồn và 2 nước Việt Nam – Lào.
Kích hoạt nguồn lực, thúc đẩy động lực tăng trưởng, Hà Tĩnh tạo bứt phá và phát triển

Kích hoạt nguồn lực, thúc đẩy động lực tăng trưởng, Hà Tĩnh tạo bứt phá và phát triển

Trao đổi với Báo Hà Tĩnh ngay sau Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh về nhiệm vụ, giải pháp tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2024 và những năm tiếp theo. Người đứng đầu chính quyền tỉnh cũng phân tích những dư địa, động lực tăng trưởng mới và những bước đi chiến lược trên lộ trình hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghị lực vượt khó của chị Huyên

Nghị lực vượt khó của chị Huyên

Chồng mất sớm, gia cảnh khó khăn, chị Hoàng Thị Huyên (Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã nghị lực vượt lên số phận, trở thành tấm gương sáng cho chị em phụ nữ học tập.
Thương hiệu Vilaco 20 năm trên đất bạn Lào

Thương hiệu Vilaco 20 năm trên đất bạn Lào

20 năm đóng chân trên đất nước Triệu Voi, Công ty TNHH MTV Việt - Lào (Vilaco) đã tạo được nền móng vững chắc, góp phần tô thắm tình hữu nghị 2 tỉnh Hà Tĩnh - Khăm Muồn và 2 nước Việt - Lào.